Xây dựng văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức, viên chức trường đại học quảng nam (Trang 103 - 106)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5.Xây dựng văn hóa tổ chức

Trong gần 8 năm qua, trƣờng Đại học Quảng Nam xem việc xây dựng văn hóa tổ chức nhƣ là một công cụ tạo động lực ngƣời lao động làm việc tích cực hơn. Nhà trƣờng đã xác định đƣợc mục tiêu, sứ mệnh, giá trị cốt lõi rõ ràng. Đây là những động lực, ý nghĩa, giá trị cao cả, định hƣớng và dẫn dắt hoạt động của nhà trƣờng. Ngoài ra, còn là sự gắn kết giữa ngƣời lao động với nhau, ngƣời lao động với nhà trƣờng, tạo sự trung thành, gắn bó lâu dài hơn với nhà trƣờng. Tuy nhiên, nhà trƣờng cần xây dựng bộ quy tắc đạo đức, trách nhiệm; chuẩn mực hành vi ứng xử; truyền thông các giá trị văn hóa trong toàn bộ nhân viên và chính sách kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng và phê bình nhằm tạo ra một nền văn hóa có bản sắc riêng.

a. Xây dựng bộ quy tắc đạo đức, trách nhiệm

- Trách nhiệm đối với sinh viên

Gƣơng mẫu, xứng đáng là tấm gƣơng để sinh viên học t p noi theo. Hoàn thành đầy đủ chƣơng trình môn học, đánh giá kết quả khách quan, công bằng minh bạch.

Tấm gƣơng về lòng dũng cảm, đấu tranh, lên án những hành vi vi phạm đạo đức, pháp lu t.

Tôn trọng, thân ái, sẵn lòng chia sẻ khi sinh viên gặp khó khăn vƣớng mắc trong học t p và cuộc sống.

Sẵn sàng tiếp thu ý kiến phản hồi của sinh viên để hoàn thiện bản thân.

- Trách nhiệm đối với đồng nghiệp

Tôn trọng bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.

Cảm thông, chia sẻ những khó khăn trong công việc cũng nhƣ trong cuộc sống của đồng nghiệp.

Chân thành chia sẻ kinh nghiệm, góp ý chuyên môn để đồng nghiệp hoàn thiện mình.

Trung thực, chân thành, đoàn kết, có tinh thần hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau;

Không chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ.

Không né tránh, đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng nghiệp.

- Trách nhiệm đối với cộng đồng

Tôn trọng các giá trị tinh thần và giá trị văn hóa tại địa phƣơng. Tham gia bảo vệ môi trƣờng.

Tham gia phong trào tình nguyện, công tác xã hội.

b. Xây dựng chuẩn mực hành vi ứng xử

- Phẩm chất đạo đức cán bộ, viên chức trường Đ Quảng Nam

Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp lu t về nghĩa vụ của công chức, viên chức, ngƣời lao động;

Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của ngƣời thầy theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ;

Có ý thức tổ chức kỷ lu t; thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị;

Học t p thƣờng xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, k năng giao tiếp, ứng xử;

Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ đƣợc giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;

Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ đƣợc giao đạt hiệu quả;

Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp.

- Phẩm chất của cán bộ lãnh đạo

Phân công công việc cho từng viên chức trong đơn vị công khai, hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ và năng lực chuyên môn của từng công chức, viên chức theo quy định của pháp lu t;

Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, đạo đức nghề nghiệp, giao tiếp ứng xử của công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; khen thƣởng kịp thời công chức, viên chức có thành tích, xử lý kỷ lu t nghiêm, khách quan đối với công chức, viên chức vi phạm theo quy định của pháp lu t;

Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện trong học t p, nâng cao trình độ và phát huy tƣ duy sáng tạo, sáng kiến của từng công chức, viên chức;

Tôn trọng, tạo niềm tin cho công chức, viên chức khi giao nhiệm vụ; có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, tạo thu n lợi để công chức, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lắng nghe ý kiến phản ánh của công chức, viên chức; bảo vệ danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công chức, viên chức thuộc đơn vị quản lý;

c. Truyền thông các giá trị văn hóa trong toàn bộ nhân viên

Sau khi ban hành, các quy tắc đạo đức, trách nhiệm, chuẩn mực ứng xử cần đƣợc truyền đạt đến toàn thể ngƣời lao động. Các giá trị văn hóa nên thƣờng xuyên đƣợc phổ biến vào dịp kỷ niệm, lễ tổng kết, hội thảo,…

Các giá trị văn hóa cốt lõi ban hành để mọi ngƣời thực hiện một các tự nguyện cần có một chƣơng trình, kế hoạch truyền thông hiệu quả

Từ chỗ nh n thức đến thực hiện đƣợc là cả một quá trình. Hãy làm cho ngƣời lao động hiểu đƣợc mục tiêu lâu dài, sứ mệnh của nhà trƣờng và chia sẻ với họ những vấn đề này. Có v y CB, GV mới nh n thấy mình là một phần của tổ chức, cảm thấy gắn bó và đồng hành với từng bƣớc phát triển của nhà trƣờng. Ngƣợc lại, ngƣời lao động sẽ không có hứng thú vì phải thực hiện nhƣ một nhiệm vụ bắt buộc.

d. Chính sách kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và phê bình

Trong giai đoạn đầu, sau khi đề ra các quy tắc cần ban hành chính sách kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng và phê bình. Đây là bƣớc quan trọng để các giá trị văn hóa đƣợc thực hiện một cách liên tục cho đến khi nó trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động của nhà trƣờng.

Phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá dựa trên sự phản hồi của sinh viên, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dƣới dựa trên các tiêu chuẩn đã đƣa ra. Tiến hành khảo sát kín để đảm bảo tính khách quan.

Sau khi kiểm tra, nhà trƣờng cần tổng kết và khen thƣởng cá nhân, đơn vị xuất sắc, đồng thời góp ý nhắc nhở CB, GV còn chƣa thực hiện đƣợc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức, viên chức trường đại học quảng nam (Trang 103 - 106)