Một số quan điểm có tính nguyên tắc khi đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức, viên chức trường đại học quảng nam (Trang 88 - 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.3.Một số quan điểm có tính nguyên tắc khi đề xuất giải pháp

a. Các giải pháp về nâng cao động lực phải phục vụ cho mục tiêu, chiến lược phát triển nhà trường.

Chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng sẽ ảnh hƣởng đến chính sách nguồn nhân lực. Đây cũng là cơ sở để nhà trƣờng chọn những công cụ nào để thúc đẩy ngƣời lao động làm việc tích cực, vì mục tiêu của tổ chức.

Bên cạnh đó, những giải pháp nâng cao động lực cũng chính là công cụ nhằm thực thi chiến lƣợc của tổ chức. Đó là cơ sở để biến mục tiêu thành hiện thực, đảm bảo tổ chức hành động theo chiến lƣợc chung, vì các giải pháp nhằm nâng cao động lực thúc đẩy đƣợc đƣa ra nhằm thỏa mãn những nhu cầu hợp lý của cán bộ giảng viên, đem lại cho họ nguồn hứng khởi để làm việc và cống hiến cho nhà trƣờng. Nếu cán bộ giảng viên có động lực để làm việc, cảm thấy mình là một phần của tổ chức, họ sẽ vì mục đích của nhà trƣờng, t n tụy hơn để giúp nhà trƣờng đạt đƣợc mục đích đó. Nếu không họ sẽ làm việc

vì mục đích ngắn hạn để nh n đƣợc những lợi ích cho bản thân họ. Vì v y, nâng cao động lực thúc đẩy ngƣời lao động góp phần rất lớn vào sự phát triển bền vững của tổ chức.

b. Các giải pháp nâng cao động lực phải đảm bảo tính khoa học, thực tế và hiệu quả

Các giải pháp về nâng cao động lực thúc đẩy đƣợc đề ra phải đảm bảo tính khoa học, xuất phát từ những cơ sở lý lu n khoa học về quản trị nguồn nhân lực, từ các kết quả thống kê, phân tích, đánh giá ở phần thực trạng về các giải hiện tại của nhà trƣờng. Đồng thời cũng phải đảm bảo tính kế thừa những giải pháp đã tạo ra, phát huy trên những cơ sở những hiệu quả đã đạt đƣợc tại trƣờng, có tính sáng tạo và không trùng lặp với những giải pháp đã thực hiện.

Các giải pháp đề ra phải căn cứ vào nhu cầu thực tế và đặc thù ngƣời lao động của tổ chức đã xác l p từ các kết quả điều tra, thống kê để qua đó xác định loại giải pháp, mức độ ƣu tiên các giải pháp và đối tƣợng để thực hiện các giải pháp cho phù hợp. Đồng thời giải pháp phải phù hợp với điều kiện thực tại và hoàn cảnh của nhà trƣờng, gắn liền với cơ sở v t chất k thu t, trình độ quản lý và khả năng tài chính của tổ chức.

Những hiệu quả mang lại cho tổ chức cũng cần phải bàn đến khi đề xuất giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy cán bộ giáo viên. Hiệu quả ở đây có thể dễ nh n ra trong ngắn hạn nhƣ hiệu quả kinh tế hay cũng có thể là hiệu quả dài hạn về việc phát triển của nhà trƣờng trong tƣơng lai. Không nên chỉ suy xét vấn đề hiệu quả kinh tế mà bỏ qua sự phát triển trong dài hạn. Nhƣng khi nói nhƣ v y không có nghĩa là chúng ta bỏ qua vấn đề hiệu quả của những giải pháp mà phải đánh giá ở mức độ cao hơn, phải có tầm nhìn xa hơn và các công cụ đánh giá phải đƣợc thiết kế sao cho phù hợp. Hiệu quả đạt đƣợc phải tƣơng xứng với những gì tổ chức đã bỏ ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức, viên chức trường đại học quảng nam (Trang 88 - 90)