Đánh giá thành tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức, viên chức trường đại học quảng nam (Trang 34 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Đánh giá thành tích

Đánh giá thành tích là tiến trình đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên theo những mục tiêu đã đặt ra trong một giai đoạn nào đó.

Thông tin phản hồi từ đánh giá thành tích sẽ giúp nhân viên biết đƣợc mức độ hoàn thành công việc của họ khi so sánh với tiêu chuẩn mà tổ chức đề ra. Đánh giá thành tích là quá trình có thể bị chi phối nhiều bởi tình cảm; ảnh hƣởng trực tiếp đến thái độ của nhân viên. Nếu sử dụng một cách không thích hợp, tiến trình đánh giá có thể có những tác động tai hại.

Hầu hết các nghiên cứu về đánh giá thành tích đều cố gắng trả lời các câu hỏi: đánh giá cái gì, đánh giá nhƣ thế nào, ai đánh giá, khi nào và mức độ

thƣờng xuyên mà đánh giá cần thực hiện, và mục tiêu nào mà thông tin đánh giá thành tích đƣợc sử dụng. [16]

Khi đánh giá đúng thành tích, ngƣời lao động nhiệt tình lao động, cống hiến nhiều hơn cho tổ chức vì họ tin rằng mình sẽ nh n đƣợc những phần thƣởng tƣơng xứng với những công sức mà họ bỏ ra. Bằng cách cung cấp thông tin phản hồi về thành tích quá khứ, ngƣời giám sát có thể khuyến khích nhân viên tiếp tục theo chiều hƣớng thành tích tốt mà họ đã đạt đƣợc. Nhân viên hoàn thành công việc tốt sẽ đƣợc tán dƣơng, khen ngợi và nh n đƣợc sự tăng thêm hay phần thƣởng tài chính. Việc nhà quản trị thừa nh n và tƣởng thƣởng cho nhân viên hoàn thành tốt công việc không những sẽ củng cố thành tích của chính những nhân viên đó mà còn sẽ tạo động lực cho các nhân viên khác nỗ lực hơn nữa để duy trì thành tích của chính mình trong tƣơng lai.

Đánh giá thành tích là yếu tố tạo động lực thúc đẩy khi: - Có mục tiêu đánh giá rõ ràng, phù hợp

- Phƣơng pháp đánh giá hợp lý, phù hợp với tổ chức, với các đối tƣợng nhân viên.

- Quy trình đánh giá có cơ sở khoa học, công bằng và ngƣời đánh giá phải loại bỏ các lỗi khi thực hiện đánh giá.

- Sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, cụ thể, định lƣợng đƣợc, có thể đạt đƣợc, hợp lý và hạn định thời gian.

- Kết quả đánh giá công bằng, công khai, minh bạch.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức, viên chức trường đại học quảng nam (Trang 34 - 35)