Văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức, viên chức trường đại học quảng nam (Trang 37 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Văn hóa tổ chức

Văn hoá tổ chức bao gồm một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nh n thức và phƣơng pháp tƣ duy đƣợc mọi thành viên trong một tổ chức cùng thống nhất và có ảnh hƣởng ở phạm vi rộng đến nh n thức và hành động của từng thành viên.[12]

Văn hóa tổ chức đƣợc cấu thành bởi 3 lớp:

- Lớp thứ nhất - những giá trị thực thể hữu hình. Các yếu tố hữu hình gồm: Kiến trúc, ngôn từ, công nghệ và sản phẩm, tác phẩm nghệ thu t, trang phục, những câu chuyện truyền miệng, các hình thức lễ nghi, sinh hoạt… ; các giá trị này rất gần gũi với các giá trị của văn hoá xã hội.

- Lớp thứ hai - Hệ thống chuẩn mực. Hệ thống chuẩn mực: Bao gồm hệ thống các quy tắc, các tiêu chuẩn, quy định, hành vi ứng xử… đƣợc thể hiện bằng văn bản hay bằng sự ngầm hiểu giữa các cá nhân, những quy định trong văn hóa tổ chức đƣợc thể hiện cụ thể bằng nội quy, quy định và một số nguyên tắc cụ thể mà bất cứ thành viên nào trong tổ chức cũng phải tuân thủ.

- Lớp thứ ba - giá trị nền tảng. Là lớp sâu nhất của văn hóa tổ chức, gồm những giá trị cốt lõi; khi các giá trị đƣợc thừa nh n và phổ biến đến mức gần

nhƣ không có sự thay đổi, chúng sẽ trở thành các giá trị nền tảng. Là lý tƣởng, niềm tin và thái độ.

Văn hóa tổ chức là phƣơng pháp tạo động lực cho ngƣời lao động và sức mạnh đoàn kết cho tổ chức, doanh nghiệp. Lý thuyết văn hóa tổ chức đƣợc phát triển dựa trên hai yếu tố: giá trị và con ngƣời. Trong văn hóa tổ chức, giá trị là những ý nghĩa, niềm tin, đƣợc thể hiện trong triết lý hành động gồm quan điểm (cách nh n thức), phƣơng pháp tƣ duy và ra quyết định mà những ngƣời hữu quan bên trong công ty, tổ chức quyết định lựa chọn sẽ sử dụng làm thƣớc đo để đánh giá các quyết định, nguồn động lực để hành động và mục tiêu để phấn đấu. Mấu chốt của văn hóa tổ chức là về con ngƣời, vì con ngƣời; văn hóa tổ chức không làm cho văn hóa tổ chức có hiệu lực mà chính là con ngƣời: ngƣời lãnh đạo đóng vai trò khởi xƣớng, thành viên tổ chức đóng vai trò hoàn thành. Chính con ngƣời làm cho những giá trị đƣợc tuyên bố chính thức trở thành hiện thực. Ngƣợc lại, giá trị làm cho hành động và sự phấn đấu mỗi cá nhân trở nên có ý nghĩa. Con ngƣời thể hiện giá trị, giá trị nâng con ngƣời lên. Giá trị là thứ duy nhất có thể thu hút mọi ngƣời đến với nhau. Giá trị liên kết con ngƣời lại với nhau. Giá trị tạo nên động cơ hành động cho con ngƣời. Giá trị làm cho mỗi ngƣời tự nguyện cam kết hành động vì mục tiêu chung. [13]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức, viên chức trường đại học quảng nam (Trang 37 - 38)