Thực trạng xây dựng văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức, viên chức trường đại học quảng nam (Trang 74 - 78)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Thực trạng xây dựng văn hóa tổ chức

Văn hoá tổ chức đƣợc xem là toàn bộ các giá trị văn hóa đƣợc xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của nhà trƣờng, trở thành các giá trị, quan niệm, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của nhà trƣờng, chi phối tình cảm, suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên. Trong gần 8 năm qua, trƣờng Đại học Quảng Nam xem việc xây dựng văn hóa tổ chức nhƣ là một công cụ tạo động lực ngƣời lao động làm việc tích cực hơn, một số thành quả ban đầu đạt đƣợc nhƣ sau:

- Nhà trƣờng đã xác định đƣợc mục tiêu, sứ mệnh, giá trị cốt lõi rõ ràng. Đây là những động lực, ý nghĩa, giá trị cao cả, định hƣớng và dẫn dắt hoạt

động của nhà trƣờng. Ngoài ra, còn là sự gắn kết giữa ngƣời lao động với nhau, ngƣời lao động với nhà trƣờng, tạo sự trung thành, gắn bó lâu dài hơn với nhà trƣờng.

+ Sứ mệnh: Trƣờng Đại học Quảng Nam là một trƣờng đại học đa ngành, đa cấp và đa hệ; là trung tâm đào tạo giáo viên và cán bộ khoa học trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học; là cơ sở bồi dƣỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng Trung Trung Bộ và Tây Nguyên.

+ Tầm nhìn: Trƣờng Đại học Quảng Nam là trƣờng đại học trọng điểm của khu vực Trung Trung bộ và Tây Nguyên, là một trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín, ngang tầm với các trƣờng đại học lớn trong vùng, vững vàng tiếp c n, hoà nh p với các trƣờng đại học trong khu vực và trên thế giới. Nhà trƣờng cung cấp cho ngƣời học môi trƣờng giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, có tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo cho ngƣời học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền giáo dục phát triển.

+ Các giá trị cốt lõi: Sau hơn 15 năm xây dựng, phát triển và trƣởng thành, Trƣờng Đại học Quảng Nam luôn coi trọng tính năng động, sáng tạo, trung thực, tinh thần trách nhiệm, khả năng sống và làm việc trong môi trƣờng cạnh tranh đa văn hóa.

 Năng động là phẩm chất mà đội ngũ cán bộ của trƣờng cũng nhƣ ngƣời học cần có trong một môi trƣờng luôn thay đổi đầy thách thức.

 Sáng tạo là bản chất và là mục tiêu của giáo dục đại học nhằm kiến tạo tri thức trong một xã hội tri thức và nền kinh tế tri thức. Sáng tạo vừa là mục đích vừa là phƣơng tiện phát triển của đại học.

 Trung thực là một phẩm chất nhân bản quan trọng. Đào tạo và nghiên cứu khoa học phải trung thực. Có nhƣ v y, giáo dục đại học mới có ý nghĩa với sự phát triển và thịnh vƣợng của đất nƣớc.

 Tinh thần trách nhiệm là đức tính cần phải có trong công việc. Trách nhiệm với chính sản phẩm con ngƣời, trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng.

 Khả năng sống và làm việc trong một xã hội cạnh tranh đa văn hóa: thế giới ngày càng thu nhỏ không chỉ về không gian mà cả về thời gian. Biên giới v t chất ngày càng mất ý nghĩa truyền thống của nó. Cạnh tranh trong mọi mặt của cuộc sống cũng nhƣ trong giáo dục đại học là một thực tế. Đây cũng là một động lực để phát triển đại học. Tuy nhiên, cạnh tranh phải song hành với hợp tác, do v y, khả năng sống và làm việc trong một môi trƣờng cạnh tranh đa văn hóa cần thiết hơn bao giờ hết.

+ Quan điểm phát triển: Triết lí phát triển: “Cùng nhau kiến tạo cơ hội – Creating opportunities together”. Giáo dục đại học là nơi con ngƣời phát triển năng lực, tri thức và các kĩ năng cũng nhƣ phẩm chất cần thiết cho cuộc sống trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, các yếu tố này không tự nhiên đến, mà chúng cùng phải đƣợc chung sức xây dựng và phát triển. Do v y, triết lí cùng nhau kiến tạo cơ hội để phát triển năng lực, tri thức hay các phẩm chất khác phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các hoạt động của nhà trƣờng. Mọi ngƣời đến trƣờng Đại học Quảng Nam đều có trách nhiệm cùng nhau tạo cơ hội để cùng phát triển.

- Nhà trƣờng đã có những đề án để xây dựng và phát triển thƣơng hiệu trƣờng Đại học Quảng Nam do Nhà trƣờng hỗ trợ hoàn toàn kinh phí. Tuy nhiên vẫn đề nh n thức thƣơng hiệu trong CB, GV còn yếu kém.

- Vẫn chƣa chuẩn hóa các quy tắc đạo đức, ứng xử và việc tuyên truyền phổ biến chia sẻ các giá trị văn hóa là chƣa thƣờng xuyên, tinh thần phối hợp

trong công tác chƣa có vì v y chƣa tạo đƣợc động lực thúc đẩy nhân viên hợp tác vì sự phát triển của tổ chức.

- Những vấn đề về văn hóa tổ chức này không đƣợc đƣa vào trong chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng cho thấy sự quan tâm chƣa đúng mức của các cấp lãnh đạo.

Bảng 2.23. Kết quả khảo sát về văn hóa tổ chức

Nội dung Rất yếu Yếu Trung bình Tốt Rất tốt Điểm TB Mục tiêu sứ mệnh đƣợc xây dựng rõ ràng có sức hút 5 15 58 64 25 3,53

Cách thức giao tiếp, chia sẻ giá trị của thành viên trong tổ chức vì mục đích phát triển nhà trƣờng

10 59 50 26 14 2,75

Chuẩn hóa các quy tắc đạo đức và ứng xử

23 48 58 25 13 2,74

Tuyên truyền phổ biển, chia sẻ các giá trị văn hóa

17 41 51 33 25 3,05

Sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo về văn hóa tổ chức

6 30 62 54 15 3,25

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Theo đánh giá của ngƣời lao động, 53,29% cho rằng mục tiêu sứ mệnh của nhà trƣờng đƣợc xây dựng khá rõ ràng, có sức hút.

Chỉ có 23,95% ngƣời lao động cho rằng cách thức giao tiếp, chia sẻ giá trị của thành viên trong tổ chức vì mục đích phát triển nhà trƣờng. Điều ngày cho thấy một thực tế hiện nay là sự quan tâm và hiểu biết th t sự về khái niệm “Văn hóa tổ chức trong nhà trƣờng” của các thành viên chƣa cao. Cán bộ,

giáo viên ở mỗi bộ ph n thƣờng quan tâm đến mục tiêu và lợi ích của cá nhân, bộ ph n mình mà chƣa quan tâm đến mục tiêu chung của tổ chức.

Các nội dung cần phải quan tâm cải thiện trong thời gian tới là chuẩn hóa các quy tắc đạo đức và ứng xử bên cạnh đó phải tuyên truyền phổ biển, chia sẻ các giá trị văn hóa, đồng thời có sự quan tâm đúng mức từ phía lãnh đạo nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức, viên chức trường đại học quảng nam (Trang 74 - 78)