Thực trạng về công tác đánh giá thành tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức, viên chức trường đại học quảng nam (Trang 66 - 71)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Thực trạng về công tác đánh giá thành tích

Để nâng cao động lực làm việc cho ngƣời lao động, nhà trƣờng luôn tìm cách hoàn thiện hệ thống đánh giá thành tích của mình.

- Mục tiêu đánh giá thành tích của nhà trƣờng là cơ sở để khen thƣởng cuối mỗi năm học, là một trong những căn cứ trong quá trình đề bạt, bổ nhiệm các vị trí quản lý.

- Phƣơng pháp đánh giá: Hiện nay, nhà trƣờng sử dụng phƣơng pháp đánh giá theo kết quả và đánh giá theo đặc điểm để đánh giá đóng góp của từng cán bộ, giáo viên. Đánh giá đặc điểm dựa vào đánh giá chủ quan của cán bộ quản lý. Đặc biệt là sử dụng k thu t sự kiện điển hình:

Khi sử dụng sự kiện điển hình để đánh giá thành tích, trƣởng phòng, khoa chuyên môn phải ghi chép và lƣu trữ các thông tin về CB, GV. Ghi chép những sự kiện về hành vi hoặc thành tích là hiệu quả hoặc không hiệu quả. Trong năm học có phạm lỗi hay đƣợc khen thƣởng gì hay không? Các sự kiện đƣợc thu th p ngay khi có thể. Vào cuối năm học, dữ liệu này đƣợc sử dụng để đánh giá thành tích của nhân viên. Tuy nhiên thời gian đánh giá quá dài (1 năm học), nên đôi khi các sự kiện không còn mang ý nghĩa nhƣ khi nó phát sinh hoặc mọi ngƣời không còn để ý đến vấn đề đó.

- Quy trình đánh giá thành tích của nhà trƣờng chƣa th t sự rõ ràng nên vẫn còn có những thắc mắc của nhân viên. Bƣớc 4 trong quy trình không nêu rõ họp bình xét theo hình thức nào, mỗi năm lại thực hiện theo hình thức khác nhau nên chƣa tạo đƣợc sự tin tƣởng của nhân viên.

Bảng 2.18. Quy trình đăng ký thi đua và đề nghị khen thưởng

STT Nội dung

1 Đầu năm học, t p thể cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua và gửi bản đăng ký về Phòng Hành chính – Tổng hợp.

2 Cuối năm học, đơn vị họp bình xét danh hiệu thi đua theo đăng ký đầu năm (bỏ phiếu tín nhiệm)

3 T p thể, cá nhân đƣợc đề nghị khen thƣởng làm báo cáo thành tích kèm các loại biên bản về Phòng Hành chính – Tổng hợp

4 Hội đồng thi đua khen thƣởng họp bình xét

5 Thƣờng trực hội đồng thi đua khen thƣởng tiến hành các thủ tục khác theo quy định

(Nguồn : Ph ng ành chính – Tổng hợp)

- Các Danh hiệu nêu sau đây đƣợc quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Nghị định số 65/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Lu t sửa đổi, bổ sung một số điều của Lu t thi đua, khen thƣởng năm 2013 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/8/2014). Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu đánh giá cá nhân còn mang tính định tính, chung chung. Chỉ phân biệt đƣợc giữa những nhân viên thuộc các danh hiệu thi đua khác nhau. Chƣa đánh giá đƣợc giữa những nhân viên cùng cấp danh hiệu, trong khi đó nhà trƣờng mỗi năm có đến 84% ngƣời lao động chỉ đạt danh hiệu lao động tiên tiến.

Bảng 2.19. Các tiêu chí xét danh hiệu thi đua cá nhân

Danh hiệu

Tiêu chuẩn chung Tiêu chuẩn cụ thể

Lao động tiên tiến

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đạt năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao

- Đối với giáo viên: Thực hiện đầy đủ nội dung kiến thức của môn học theo quy định, giảng dạy theo đúng lịch

- Chấp hành tốt chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp lu t nhà nƣớc, tích cực tham gia các phong trào thi đua

- Tích cực học t p chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ

- Có đạo đức, lối sống lành mạnh

- Gia đình phải đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

trình của trƣờng, rèn luyện k năng, phẩm chất nghề nghiệp, hƣớng dẫn sinh viên hoàn thành đúng thời hạn tiểu lu n, thực t p tốt nghiệp.

- Đối với cán bộ hành chính: Hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, có ý thức trong việc cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng suất lao động.

Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

- Là “Lao động tiên tiến” - Có sáng kiến cải tiến k thu t hoặc giải pháp công tác đƣợc hội đồng khoa học, sáng kiến của trƣờng công nh n hoặc chủ trì đề tài NCKH đã đƣợc đánh giá nghiệm thu

- Tối đa không quá 15% tổng số ngƣời lao động trong đơn vị đạt danh hiệu “T p thể lao động tiên tiến”.

- Đối với giáo viên: Có sáng kiến đổi mới nội dung, phƣơng pháp giảng dạy nâng cao hiệu quả đào tạo hoặc có đề tài NCKH đã đƣợc đánh giá xếp loại khá trở lên. Hoặc đạt giải trong kỳ thi dạy giỏi của trƣờng.

- Đối với cán bộ hành chính: Có sáng kiến nâng cao hiệu công tác đƣợc hội đồng NCKH đã đƣợc đánh giá xếp loại khá trở lên.

- Đối với cán bộ quản lý: Đạt các tiêu chuẩn trên và đơn vị do cán bộ đó quản lý phải đạt danh hiệu “T p thể lao động tiên tiến”.

Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh

- Cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số những cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”

- Có công trình khoa học hoặc sáng kiến kinh nghiệm đƣợc hội đồng sáng kiến cấp Tỉnh công nh n. Chiến sĩ thi đua toàn quốc - Cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số những cá nhân có 2 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, Tỉnh, đoàn thể Trung ƣơng. - Có công trình khoa học hoặc sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hƣởng toàn quốc.

(Nguồn : Ph ng ành chính – Tổng hợp)

- Kết quả đánh giá thành tích đƣợc công khai rõ ràng trong báo cáo thành tích hàng năm. Sau khi Hội đồng thi đua khen thƣởng họp bình xét, các kết quả sẽ đƣợc gửi về từng đơn vị, đồng thời sẽ đƣợc đƣa vào báo cáo thành tích cuối năm học. Đầu năm học mới, các cá nhân đạt thành tích xuất sắc sẽ đƣợc tuyên dƣơng và khen thƣởng trong hội nghị Cán bộ, công chức.

- Gắn liền với đánh giá thành tích là công tác thi đua khen thƣởng và thăng tiến:

+ Tuy nhiên, mức khen thƣởng chƣa xứng đáng với sự cống hiến của CB, GV. Đặc biệt mức chênh lệch tiền thƣởng không nhiều nên nhiều nhân viên không xem các danh hiệu là mục tiêu phấn đấu.

+ Với chủ trƣơng việc thăng tiến đƣợc thực hiện dựa vào năng lực của CB, GV nhà trƣờng nên công tác đánh giá thành tích đã phần nào tạo đƣợc động lực thúc đẩy cho nhân viên.

Bảng 2.20. Kết quả nhận xét của người lao động về đánh giá thành tích

Nội dung Rất yếu Yếu Trung bình Tốt Rất tốt Điểm TB Mục tiêu đánh giá rõ ràng, phù hợp 9 16 54 51 37 3,54 Phƣơng pháp đánh giá phù hợp 8 15 41 61 42 3,68 Quy trình đánh giá rõ ràng, khoa

học

14 73 50 24 6 2,61

Tiêu chí đánh giá thành tích phù hợp, phản ánh tình hình thực tế

30 80 34 19 4 2,31

Kết quả đánh giá đƣợc công khai, minh bạch

3 12 28 52 72 4,04

Mối quan hệ giữa đánh giá thành tích và công tác tiền lƣơng

78 50 22 15 2 1,88

Mối quan hệ giữa đánh giá thành tích và công tác thăng tiến

8 12 50 74 23 3,55

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Kết quả khảo sát ở bảng 2.20 cho biết một số lý do ngƣời lao động không hài lòng về công tác đánh giá thành tích:

- Quy trình đánh giá chƣa đƣợc ngƣời lao động đánh giá cao, 52,1% cho rằng quy trình đánh giá thành tích còn yếu và rất yếu, 29.9% cho rằng quy tình chỉ đạt mức trung bình.

- Các tiêu chí đánh giá đƣợc xếp ở mức rất thấp, chỉ có 13,8 % cho rằng các tiêu chí là phù hợp, phản ánh tình hình thực tế.

- Ngoài ra, đa số ngƣời lao động không nh n thấy mối quan hệ giữa đánh giá thành tích và công tác tiền lƣơng, điều này phản ánh đúng tình hình thực tế tại nhà trƣờng vì trong phần mục tiêu đánh giá không nêu việc đánh giá thành tích có hay không là căn cứ trả lƣơng.

Bên cạnh đó, khảo sát cũng cho thấy một số ƣu điểm trong công tác đánh giá thành tích tại nhà trƣờng: Mục tiêu đánh giá rõ ràng, phù hợp, phƣơng pháp đánh giá phù hợp, mối quan hệ giữa đánh giá thành tích và công tác thăng tiến. Đặc biệt là kết quả thành tích đƣợc công khai rõ ràng, minh bạch tạo sự tin tƣởng cho ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức, viên chức trường đại học quảng nam (Trang 66 - 71)