lợi thế về thuế như sử dụng các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng mục tiêu để giảm bớt thu nhập. Như vậy, một ngân hàng hoạt động có lãi mua lại một ngân hàng đang thua lỗ có thể là nhằm tận dụng khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh thuần của ngân hàng bị mua để giảm nhẹ gánh nặng thuế của mình. Hoặc là, ngân hàng thu mua có thể tăng chi phí khấu hao sau thương vụ M&A và nhờ đó tiết kiệm chi phí thuế và tăng giá trị ngân hàng thu mua.
Tóm lại, hoạt động M&A ngân hàng sẽ giúp các NHTM tham gia tận dụng được lợi thế kinh doanh trên qui mô lớn, giảm bớt các chi phí nếu thực hiện mở rộng qui mô hoạt động, cắt giảm được nhân sự dư thừa, tận dụng được hệ thống khách hàng để phát triển các sản phẩm hỗ trợ, mở rộng được lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm mới khi có thêm nhân sự giỏi sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của NHTM sau sáp nhập tăng cao, dẫn đến giá trị tài sản của NHTM tăng lên, giá trị tài sản của cổ đông tăng dẫn đến giá cổ phiếu của NHTM sau M&A sẽ được cổ đông hiện hữu tin tưởng, các nhà đầu tư quan tâm và đánh giá cao hơn. Điều này chứng tỏ hoạt động M&A đã giúp NHTM cải thiện nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân. Do vậy M&A không chỉ đơn thuần là phép cộng giá trị
của hai hay nhiều ngân hàng lại với nhau, nếu tận dụng được các lợi thế thì giá trị ngân hàng sau M&A sẽ lớn hơn rất nhiều tổng giá trị của các ngân hàng tham gia M&A .
Tác động của hoạt động M&A làm tăng năng lực cạnh tranh của NHTM được thể hiện rõ qua sơ đồ dưới đây:
Lợi ích của hoạt động M&A ngân hàng
tự có động thuế mô vốn thịkhách giỏi hoạt vá hảng dộng Quy mô vốn tự có Khả nàng sinh lời Đảm bào an toàn vốn Thi phần Tốc độ tâng trưởng Sự da dạng về sản phẩm , dịch Chất lượng sản phẩm, dịch vụ vụ Tầm Khả năng Cơ Khả Mức Tính nhìn và ứng phó chế năng độ liên kết
trinh của cơ chế vàn trang đáp và tính
độ của điều hành hành bị ứng độc
ban trước diễn một công của đáo về
lãnh biển của ngân nghệ công công
Năm __________Bên bán__________ ____________Bên mua____________ Giá trị
2007 ABN Amro________________ Royal of Sotland_________________ 99,4
2005 UFJ Holdings______________ Mitsubishi Tokyo Financial Group 59,1
2004 Bank One_________________ JP Morgan Chase________________ 56,9
2003 FleetBoston Financial________ Bank of America_________________ 47,7
1998 Bank America______________ NationsBank____________________ 43,1
2006 Sanpaolo IMI______________ Banca Intesa____________________ 37,7
1998 Citicorp___________________ Travelers_______________________ 36,3
2005 MBNA
__________________
Bank of America_________________ 35,2
1999 National Westminister Bank Royal Bank of Scotland___________ 32,4
1998 Wells Fargo________________ Norwest_______________________ 31,7
2000 JP Morgan_________________ Chase Manhattan________________ 29,5
Năng lực quản trị
điều hành Năng lực côngnghê thông tin
Năng lực cạnh tranh của NHTM
Hình 1.2: Mối liên hệ giữa hoạt động M&A và năng lực cạnh tranh của NHTM
1.3 THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚIVÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.3.1 Thực tiễn hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới
Trong làn sóng M&A diễn ra trên toàn cầu, lĩnh vực tài chính-ngân hàng luôn dẫn đầu về số thương vụ và giá trị thương vụ. Ngành ngân hàng có một vị trí đặc biệt bởi chỉ một biến động của nó cũng để lại những tác động lớn trong nền kinh tế của mỗi nước và với xu hướng toàn cầu hoá diễn ra như hiện nay, tác động đó còn mang tính quốc tế cao.
Bảng 1.2: Những thương vụ M&A ngân hàng điển hình
1.3.1.1 Kinh nghiệm M&A ngân hàng tại Mỹ
Mỹ là nơi diễn ra các cuộc đại sáp nhập đầu tiên của thế giới, bắt đầu từ năm 1895 tới 1905 và ngân hàng là lĩnh vực bị ảnh hưởng rất lớn từ các cuộc đại sáp nhập này. Từ năm 1980 đến 2004, số lượng ngân hàng ở Mỹ đã giảm từ 16.000 xuống chỉ còn 8.000 ngân hàng. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng ở Mỹ nói chung và sự hình thành phát triển các cuộc sáp nhập, tổ chức lại Ngân hàng ở Mỹ phụ thuộc lớn vào các chính sách vĩ mô và các đạo luật dành riêng cho ngành ngân hàng.
Trước khi có làn sóng M&A ở Mỹ, ngân hàng hoạt động trong khuôn khổ vùng địa lý, không được mở rộng chi nhánh ngay cả khi có nhiều cơ hội xuất hiện ở ngoài khu vực. Giai đoạn khủng hoảng ngân hàng xuất hiện năm 1982,
nền công nghiệp bị sụp đổ, nhiều ngân hàng đã trải qua thời kỳ khủng hoảng vào những năm 1980 vì có nhiều nợ xấu ở Châu Mỹ La tinh và khu vực sản xuất dầu mỏ, cho vay bất động sản và tài trợ sáp nhập, mua lại. Đó cũng là thời điểm dẫn đến các cuộc sáp nhập ngân hàng lớn nhất thế giới diễn ra, đặc biệt giữa năm 1982 và 1989. Thêm vào đó, năm 1994, đạo luật Riegle-Neal được ban hành, hoạt động sáp nhập ngân hàng không còn giới hạn trong phạm vi tiểu bang mà có thể thực hiện xuyên tiểu bang, mở đường cho hoạt đọng M&A trong ngành ngân hàng càng phát triển nhanh chóng và với quy mô lớn chưa từng có, tạo ra các tập đoàn tài chính-ngân hàng khổng lồ hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Hình 1.3: Những thương vụ M&A điển hình trong lĩnh vực ngân hàng Mỹ giai đoạn 1990-2009
Ví dụ điển hình: Tập đoàn Tài chính ngân hàng Citigroup
Ngân hàng Citgroup có trụ sở chính tại New York, được hình thành từ quá trình sáp nhập Citicorp và hãng Travelers Group.
Citicorp là một trong những tập đoàn hàng đầu của Mỹ, là tập đoàn đa quốc gia, hoạt động trên 100 quốc gia với công ty mẹ là Citibank.
■ Năm 1995, Citicorp sáp nhập với First National (NewYork) để trở thành một
trong ngân hàng lớn với tên gọi là First National City Bank.
■ Năm 1968, ngân hàng này cải tổ để trở thành công ty mẹ (Holding Company)
năm 1974 đổi tên thành Citicorp) với hoạt động trọng tâm là các dịch vụ tài chính và ngân hàng bán lẻ. Trong những năm 1980 Citibank đã mua lại một số tổ chức tài chính ở San Francisco, Chicago, Miami và Washington DC.
■ Năm 1998 thực hiện sáp nhập với hãng Travelers Group theo hợp đồng trị giá 36,3 tỷ USD và trở thành tập đoàn Citigroup như ngày nay.
1.3.1.2 Kinh nghiệm M&A ngân hàng tại Châu Âu
Các số liệu thống kê cho thấy bắt đầu từ năm 1996 đã bắt đầu bùng nổ các hoạt động M&A, số lượng các ngân hàng Châu Âu giảm từ 12.378 từ năm 1990 xuống còn 8.395 ngân hàng năm 1999. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Trung ương Châu Âu thì tỷ lệ giảm về số lượng các ngân hàng châu Âu do tác động của hoạt động M&A là trung bình 5%/năm.
Thương vụ M&A hình thành tập đoàn Stadard Chartered Bank (UK)
Standard Chartered Group được thành lập năm 1969 sau khi sáp nhập hai ngân hàng Standard Bank of British South Africa và Chartered bank of India, Australia và China.
- Năm 2000, Standard Chartered mua lại Grindlays Bank từ tập đoàn ANZ vàChase Consumer Banking ở Hongkong.