Các NHTMCP nông thôn chưa đủ điều kiện và không có nhu cầu chuyển đổi: Trường hợp 1: tăng đủ vốn theo lộ trình quy định thì các ngân hàng này có thể

Một phần của tài liệu 0857 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 71 - 74)

Trường hợp 1: tăng đủ vốn theo lộ trình quy định thì các ngân hàng này có thể thay đổi giấy phép hoạt động như NHTMCP đô thị hoặc hoạt động theo giấy phép cũ.

Trường hợp 2: NHNN khuyến khích các ngân hàng không đủ điều kiện tăng vốn theo lộ trình quy định sáp nhập, hợp nhất vào các NHTM khác có tiềm lực về vốn và năng lực tài chính hoặc sử dụng các biện pháp cưỡng chế như thu hồi giấy phép hoạt động đối với những ngân hàng nhỏ, hoạt động yếu kém nhưng không có biện pháp khắc phục cũng như tăng quy mô vốn hoặc cho phép xử lý phá sản đối với ngân hàng theo quy định của Pháp luật về phá sản.

Các hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trong những năm gần đây là kết quả của quá trình triển khai thực hiên theo Đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp

định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999, đã có một số NHTMCP nông thôn thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất, cho các ngân hàng khác mua lại, chuyển thành NHTMCP đô thi nên đến nay chỉ còn 1 NHTMCP nông thôn đang hoạt động bình thường.

+ Xét về nguyên nhân từ kết quả hoạt động của các NHTMCP

Quá trình hình thành và phát triển còn khá mới mẻ, vốn ít, thiếu kinh nghiệm trong vấn đề quản lý, điều hành kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, lại hoạt động trong môi trường kinh tế có nhiều biến đổi và cạnh tranh lớn nên các ngân hàng nhỏ đã tỏ ra hoạt động không hiệu quả, phát sinh các khoản nợ khó đòi. Mặt khác, một phần cũng chính từ các TCTD cổ phần này không thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý rủi ro và không đảm bảo được các hệ số an toàn trong hoạt động. Hệ quả tất yếu của hoạt động thiếu lành mạnh này là việc các TCTD cổ phần này lâm vào tình trạng mất kiểm soát trong hoạt động và phải chịu sự kiểm soát đặc biệt cua NHNN. Do vậy, các NHTM phải đứng trước sự lựa chọn là tuyên bố phá sản, thanh lý giải thể, bị thu hồi giấy phép hoạt động và thực hiện mua bán, sáp nhập với các tổ chức khác. Tuy nhiên, sự lựa chọn sáp nhập vào TCTD khác là sự lựa chọn tối ưu và được NHNN khuyến khích bởi lẽ nếu một NHTMCP dù nhỏ nếu phá sản sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống, đồng thời sẽ rất tốn kém cho thủ tục phá sản cũng như gây lãng phí của cải xã hội, quan trọng hơn cả là đánh mất niềm tin của dân chúng với hệ thống ngân hàng còn non trẻ như ở Việt Nam.

b. Kết quả đạt được

Sau hàng loạt các vụ M&A giữa các NHTM trong nước, năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, cụ thể là :

- Về năng lực tài chính: sau hoạt động sáp nhập, các NHTMCP nhận sáp nhập đã gia tăng vốn điều lệ đáng kể so với trước khi tiến hành hoạt động M&A. Điều đó không chỉ mang lại những thuận lợi cho ngân hàng nhận sáp nhập mà còn có tác dụng góp phần thúc đẩy các NHTM trong hệ thống tích cực nâng cao vốn điều lệ để tăng cường năng lực cạnh tranh của bản thân. Kết quả là, vốn điều lệ bình quân của hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến thời điểm cuối năm 2005 đã gấp

5 lần so với thời điểm năm 2000, đến cuối năm 2005, hầu hết các NHTMCP đều đã đạt được mức vốn điều lệ từ 500-1000 tỷ đồng.

- Về năng lực hoạt động: Với quy mô vốn lớn hơn và sự cộng hưởng hoạt động đã giúp các NHTM Việt Nam sau M&A có thể nâng cao khả năng huy động vốn và tăng cường khả năng tín dụng cũng như tăng mạnh tổng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.

Như vậy, những kết quả đạt được trên đây đã chứng minh được tính đúng đắn của chủ trương của Chính phủ Việt Nam trong việc tiến hành các hoạt động sáp nhập trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam nhằm cải tổ hệ thống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng non trẻ của Việt Nam.

Chỉ tiêu tăng trưởng của các NHTMVN

□ Giai đoạn 2005-2007 O Giai đoạn 2002-2004

Nguồn: NHNNVN và Báo cáo phân tích ngành của BVSC

Hình 2.6: So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng của hệ thống NHTM Việt Nam qua 2 giai đoạn 2002-2004 và 2005-2007

Ví dụ điển hình: Các thương vụ M&A của NHTMCP Phương Nam

Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) được thành lập 19/05/1993 với số vốn ban đầu 10 tỷ đồng. Năm đầu, Southern Bank đạt tổng vốn huy động 31,2 tỷ đồng; dư nợ 21,6 tỷ đồng; lợi nhuận 258 triệu đồng. Với mạng lưới tổ chức hoạt động là 01 Hội sở và 01 chi nhánh.

Trước những khó khăn của nền kinh tế thị trường còn non trẻ và sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997), NHNN đã chủ trương tập trung xây dựng hệ thống NHTM vững mạnh. Theo chủ trương đó, Hội đồng Quản trị ngân hàng đã đề ra những chiến lược tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển sau này của Southern Bank:

Ngân hàng thu mua Ngân hàng mục tiêu Tỷ lệ nắm giữ cổ phần

Ngân hàng OCBC-Singapore NHTMCP ngoài quốc doanh 10%

________Ngân hàng HSBC________ NHTMCP Kỹ Thương 15%

_________Deutsche Bank_________ NHTMCP Nhà Hà Nội 20%

• Xây dựng bộ máy quản lý điều hành có năng lực chuyên môn giỏi, đạo đức tốt và trách nhiệm cao.

• Trải rộng mạng lưới hoạt động tại các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, góp phần tạo động lực tích cực cho phát triển kinh tế-chính trị-xã hội của từng khu vực.

Theo chiến lược đó, Southern Bank đã tiến hành sáp nhập các ngân hàng và các TCTD trong giai đoạn 1997 - 2003:

+ Năm 1997, Southern bank đã tiến hành sáp nhập NHTMCP Đồng Tháp với vốn điều lệ 5 tỷ đồng và kết quả kinh doanh rất khả quan nhưng bị giới hạn bởi vốn điều lệ. Kết quả của thương vụ này đã mang lại cho Southern bank cơ hội mở rộng địa bàn hoạt động tới khu vực tây nam bộ và tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng.

+ Năm 1999, Southern bank đã tiến hành thâu tóm NHTMCP Đại Nam. Sau khi thương vụ thành công, uy tín và năng lực của Southern bank đã được nâng cao và họ đã được NHNN chấp thuận cho thực hiện dự trữ bắt buộc bằng tín phiếu, trái phiếu kho bạc trong thời gian không quá 3 năm.

+ Tiếp theo đó, năm 2000 và 2001, Southern Bank tiếp tục sáp nhập thêm 2 TCTD là Quỹ TNND Định Công - Thanh Trì - Hà Nội và NHTMCP Châu Phú. Với sự thành công của 2 thương vụ này, Southern bank có cơ hội tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch ra khu vực phía bắc và khu vực đông nam bộ.

+ Năm 2003, Southern bank đã thực hiện thương vụ sáp nhập với NHTMCP nông thôn Cái Sắn và nâng vốn điều lệ lên 142 tỷ đồng.

Như vậy các thương vụ M&A đã giúp Southern Bank tập trung nâng cao vốn điều lệ nhằm đáp ứng được những quy định về vốn điều lệ của NHNN và tăng cường năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong việc mở rộng địa bàn hoạt động và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, dịch vụ cung ứng.

Bằng niềm tin vững chắc và lòng nhiệt huyết của Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ nhân viên năng động và có tinh thần trách nhiệm, Southern Bank đã có những bước đi vững chắc và đầy ấn tượng: năm 2010, Southern Bank có 87 Chi

61

Nhánh, Phòng Giao Dịch và đơn vị trực thuộc trên khắp cả nước;Vốn điều lệ đạt hơn 2.568 tỷ đồng, và tổng tài sản đạt hơn 37.000 tỷ đồng.

2.2.3.2 Tình hình mua lại cổ phần tại các ngân hàng thương mại Việt Namnhững năm gần đây những năm gần đây

a. Các thương vụ mua bán cổ phần có sự tham gia của các đối tác chiến lượcnước ngoài nước ngoài

Từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng cho các nhà đầu tư nước ngoài thông quan việc ký các hiệp định thương mại Việt - Mỹ và hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO, các giao dịch M&A đang là sự lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài, trước mắt bằng cách trở thành đối tác chiến lược của các NHTM trong nước. Bởi lẽ:

Một phần của tài liệu 0857 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w