+ Một TCTD nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại một ngân hàng VN.
+ Một TCTD nước ngoài chỉ được tham gia Hội đồng quản trị tại không quá hai ngân hàng Việt Nam.
2.2.2 Quan điểm của Nhà nước Việt Nam về hoạt động hợp nhất, sáp nhập nhập
và mua lại ngân hàng
Theo Quyết định số 112/QD-TTg của Chính phủ ngày 24/05/2006 về việc phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng tới năm 2010, NHNN sẽ hoạt động với vị thế độc lập hơn chuẩn bị tiền đề sau năm 2010 chuyển sang điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế “lạm phát mục tiêu”. Các NHTMCP và các NHTM nhà nước đóng vài trò nòng cốt của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhưng bên cạnh đó vẫn khuyến khích sáp nhập, hợp nhất, mua lại để tăng quy mô các NHTM ngang tầm khu vực. Một trong những mục tiêu đối với các NHTM trong giai đoạn này là nâng cao năng lực tài chính như tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có. Riêng đối với việc nâng cao vốn điều lệ, Đề án này đề cập tới hàng loạt giải pháp như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ dừng lại ở việc khuyến khích chứ không dùng mệnh lệnh buộc các ngân hàng sáp nhập hay hợp nhất mà phải dựa trên điều kiện kinh tế và cơ sở tự nguyện giữa các ngân hàng. NHNN kiên quyết xử lý các NHTMCP yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản các NHTMCP theo quy định pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế-xã hội và tạo điều kiện cho các NHTM mua bán, hợp nhất, sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh nhằm bảo đảm duy trì mức vốn tự có của NHTM phù hợp với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ ăn toàn vốn tối thiểu là 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn.
Đưa ra những quan điểm lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam chứng tỏ NHNN đã nhìn thấy những bất cập của việc phát triển tràn lan và nguy
Năm ______Ngân hàng thu mua______ ___________Ngân hàng mục tiêu___________
hệ thống ngân hàng, đặc biệt là cho phép sáp nhập, hợp nhất, mua lại các NHTMCP, có thể thấy đây là một hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển của ngành ngân hàng ở các nước đang phát triển, đây cũng là hướng giải quyết phổ biến của nhiều nước Châu Á đang đối mặt với tình trạng thừa số lượng ngân hàng trong nước như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia,...
2.2.3 Thực tiễn hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu thì cũng là lúc nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng bởi trào lưu hoạt động M&A trên các lĩnh vực. Hoạt động M&A ở nước ta đã được khởi động từ năm 2000, đến năm 2005 cả nước có 18 vụ với tổng giá trị là 81 triệu đô la Mỹ. Năm 2006, số vụ M&A là 32 với tổng giá trị là 245 triệu đô la Mỹ. Tính từ năm 2007 đến nay có 46 thương vụ M&A thành công đạt tổng giá trị giao dịch 626 triệu USD. Những thương vụ tiêu biểu như Quỹ Jactar& HAGL; Manulife & Chinfon; Vinacapital & DHG; Campina & Vinamilk; Vinamilk & Sài Gòn Milk; ANZ & SSI; .Tuy nhiên trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động M&A có vẻ “trầm lắng”hơn và chưa có giao dịch nào tầm cỡ trong khi ở các nước trên thế giới M&A ngân hàng luôn đứng đầu về số thương vụ và qui mô, giá trị. Điều này là do đặc trưng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam.
Hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam có thể được chia thành 2 giai đoạn : giai đoạn trước năm 2004 và giai đoạn từ năm 2004 đến nay.
2.2.3.1 Hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam trước năm 2004
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan khiến ngành ngân hàng Việt Nam cũng lâm vào tình trạng khó khăn, kiệt quệ. Nguy cơ đổ vỡ của nhóm NHTMCP bắt đầu trở nên căng thẳng từ giữa năm 1998, điển hình là 18 ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh về tình trạng mất khả năng thanh toán và mức độ thua lỗ so với vốn tự có. Để khắc phục tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã can thiệp bằng cách sử dụng khoảng 1.500 tỷ đồng từ nguồn tiền cung ứng để đóng cửa một số ngân hàng và tái cấp vốn cho những ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thông qua hoạt động sáp nhập, mua lại.
Bảng 2.4 : Các giao dịch M&A ngân hàng trước năm 2004 56
1997 1999 2000 2001 2003 NHTMCP Phương Nam NHTMCP Đồng Tháp NHTMCP Đại Nam
Quỹ TNND Định Công - Thanh Trì - Hà Nội NHTMCP Châu Phú
________NHTMCP nông thôn Cái Sắn_________ 2001
2004
NHTMCP Đông Á NHTMCP Tứ Giác Long Xuyên
_______NHTMCP nông thôn Tân Hiệp________
2002 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín __________NHTMCP Thạnh Thắng___________
2003 NHTMCP Phương Đông ________NHTMCP nông thôn Tây Đô_________
Nguồn: Từ các website ngân hàng
a. Nguyên nhân diễn ra các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng ViệtNam trước 2004 Nam trước 2004
Theo kết quả thống kê ở trên, ta nhận thấy hầu hết các giao dịch M&A trong lĩnh vực ngân hàng đều là việc sáp nhập từ một NHTMCP đô thị với một NHTMCP nông thôn. Đặc trưng này được giải thích bởi các nguyên nhân:
+ Xét về nguyên nhân vĩ mô từ sự quản lý chấn chỉnh hoạt động của NHNN Việt Nam đối với các NHTMCP thông qua các đề án chấn chỉnh các NHTMCP theo từng thời kỳ
Từ năm 1990 đến 1994 thực hiện Pháp lệnh về Ngân hàng, NHNN đã cấp giấy phép cho 20 NHTMCP nông thôn, trong đó có 10 ngân hàng được thành lập trên cơ sở điều chỉnh từ các hợp tác xã tín dụng trước Pháp lệnh, 10 ngân hàng được cấp giấy phép thành lập mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế mới các NHTMCP còn nhiều hạn chế, đang phải đương đầu với nhiều thách thức như: nguồn vốn còn nhỏ bé, khả năng quản trị điều hành còn bất cập, hoạt động mới tập trung chủ yếu ở dịch vụ truyền thống, chưa mang tính hiện đại hoá cao, công nghệ thông tin còn lạc hậu,...Những thách thức này còn lớn hơn đối với các NHTMCP nông thôn bởi vì đó là các TCTD với quy mô rất nhỏ, hoạt động trên những địa bàn có nhiều rủi ro hơn các ngân hàng khác. Vì vậy, các NHTMCP nông thôn cần được củng cố, chấn chỉnh và sắp xếp lại nhằm tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định sự tồn tại bền vững trong điều kiện mới, tránh rủi ro có thể tác động ảnh hưởng tới hệ thống và nền kinh tế thông qua các Đề án chấn chỉnh, sắp
xếp lại hoạt động của các NHTM kèm theo quyết định 212/1999/QĐ-TTg, quyết định 20/2000/QĐ-NHNN5 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc phê duyệt phương án chấn chỉnh hoạt động của các TCTD cổ phần và gần đây nhất là quyết định số 1557/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN phê duyệt Đề án cơ cấu lại NHTMCP nông thôn.
Đề án này được xây dựng nhằm các mục tiêu:
- Chỉnh sửa mô hình NHTMCP cho đúng quy định của Luật các TCTD, tạo điều
kiện cho các ngân hàng hoạt động bình đẳng, tránh tình trạng chia cắt thị trường bằng các quy định hành chính.