- Xuất phát từ bản chất tài chính của sản phẩm, dịch vụ do các ngân hàng cung cấp nên việc sử dụng thu nhập để tính thị phần sẽ không thể hiện được mức
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HỢP NHẤT, SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
NHẤT, SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
3.2 DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG CỦA HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TẠIVIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2.1. Những nhân tố thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Namtrong thời gian tới trong thời gian tới
Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam sẽ là một xu hướng tất yếu do sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố sau:
Thứ nhất là, tác động mạnh mẽ của xu hướng hội nhập tài chính quốc tế
Kinh tế Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực thi các Hiệp định tự do hoá thương mại mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng đang đến rất gần đã đặt hệ thống Ngân hàng Việt Nam đứng trước một áp lực cải cách rất lớn để nâng cao năng lực hệ thống và đảm bảo khả năng phát triển bền vững. Các NHTM Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các NHTM khác trong cùng hệ thống, các NHNNg, NHLD, TCTD đang hoạt động tại Việt Nam và với một số lượng không nhỏ các NHTM sẽ sớm được thành lập từ các định chế tài chính trong nước, nước ngoài, cùng với sự có mặt của nhiều NHNNg có tiềm lực mạnh về vốn, công nghệ thông tin, công nghệ quản trị.
Mặt khác, trong thời gian tới đây, tiêu chí cấp phép thành lập ngân hàng mới chắc chắn sẽ được điều chỉnh nhằm đảm báo các ngân hàng mới được thành lập thực sự mạnh về tiềm lực tài chính, tiêu chí thành lập mới khó hơn sẽ thúc đẩy các tổ chức đầu tư tiến hành hoạt động M&A thay vì thành lập ngân hàng mới. Đặc biệt, các ngân hàng nước ngoài trước khi có thể thành lập được ngân hàng con tại Việt nam vẫn sẽ tích cực sử dụng M&A như một giải pháp khôn ngoan để xâm nhập thị trường.
Thứ hai là, các quy định pháp lý của NHNN về vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn ngày càng cao nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống ngân hàng Việt Nam
- Về Vốn điều lệ: theo quy định, đến ngày 31/12/2010, vốn điều lệ tối thiểu của các NHTMCP phải đạt là 3.000 tỷ đồng. Trong tình hình khó khăn của thị trường, cộng với sự sụt giảm mạnh của giá cổ phiếu ngân hàng, việc huy động thêm vốn chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều này buộc các ngân hàng nhỏ sẽ tìm kiếm cơ hội sáp nhập với nhau hoặc với ngân hàng lớn hơn để có thể đáp
ứng được yêu cầu về vốn, những ngân hàng yếu kém sẽ phải rời khỏi cuộc chơi, qua đó nâng cao tính ổn định của cả hệ thống.
- Về tỷ lệ an toàn vốn (CAR): Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, NHNN Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, trong đó quy định nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM từ 8% lên 9%. Đây là một tín hiệu đáng mừng phản ánh quyết tâm của NHNN trong việc nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng theo Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel.
Thứ ba là, nhu cầu cấp thiết cần phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMi Việt Nam
Ngành Ngân hàng Việt Nam đang tồn tại nhiều các ngân hàng có quy mô nhỏ, hoạt động cầm chừng, đặc biệt trước tình hình khó khăn của thị truờng tiền tệ - tín dụng đã diễn ra năm 2008, các NHTM nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề quản trị thanh khoản và điều hành kinh doanh trong tình hình thị trường tiền tệ diễn biến ngày càng phức tạp do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và nạn lạm phát gia tăng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Khi hoạt động trong một môi trường có mức độ cạnh tranh cao, tất yếu sẽ dẫn đến việc một số ngân hàng phải sáp nhập với nhau nhằm củng cố vị thế và hình thành chỗ đứng vững chắc trên thị trường để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh.
Như vậy, thời kỳ “sàng lọc” các ngân hàng đang đến rất gần, có thể thấy, M&A là biện pháp cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam và xây dựng một hệ thống tài chính bền vững, có khả năng cạnh tranh cao của Việt nam.
3.2.2. Các hình thức hợp nhất, sáp nhập và mua lại ngân hàng tại ViệtNam trong thời gian tới Nam trong thời gian tới
Trên cơ sở nghiên cứu các hình thức M&A diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới và khu vực, kết hợp với việc nghiên cứu thực tiễn năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, tác giả dự đoán trong thời gian tới hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam sẽ sôi động và được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: