Xây dựng kế hoạch hoà hợp thương hiệu

Một phần của tài liệu 0857 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 119 - 120)

- Hệ thống khách hàng

c. Xây dựng kế hoạch hoà hợp thương hiệu

Kết hợp thương hiệu là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến mức độ thành công của ngân hàng sau M&A. Ban điều hành của các ngân hàng sẽ phải ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp kết hợp hai thương hiệu lại. Việc kết hợp đồng nghĩa với việc tìm kiếm những điểm khác biệt thích hợp và có ý nghĩa trong tâm trí khách hàng của hai thương hiệu. Việc lựa chọn thương hiệu chủ đạo rất khó khăn cho các nhà lãnh đạo ngân hàng sau M&A bởi vì sẽ có một thương hiệu bị rút ra theo thời gian cho đến khi nó chỉ còn lại cái vỏ trống không tức là sẽ không có một hoạt động xây dựng thương hiệu hay một nguồn lực, ngân sách nào được cung cấp cho nó. Vì thế nó sẽ hao mòn theo thời gian. Người ta sẽ phải tìm ra những điểm thích hợp để bổ sung cho thương hiệu được lựa chọn và phát triển thương hiệu này thành thương hiệu mạnh cho ngân hàng mới. Những đặc tính tốt của thương hiệu bị loại bỏ sẽ bổ sung cho thương hiệu được lựa chọn nhằm mục đích chuyển giao dần dần lòng trung thành cho khách hàng của thương hiệu mới.

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Trong điều kiện hiện nay, các NHTM Việt Nam muốn nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể tổn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt sắp tới thì con đường sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng sẽ là giải pháp đúng đắn và phù hợp nhất. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam như sau:

3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước

3.3.1.1 Chính phủ cần duy trì sự ổn định và bền vững cho nền kinh tế Việt Nam

Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là sự bất ổn định do các cuộc khủng hoảng chu kỳ. Khi nền kinh tế xảy ra khủng hoảng thì ngành ngân hàng sẽ là ngành chịu nhiều ảnh hưởng và tổn thất nặng nề nhất. Do vậy, muốn thúc đẩy

hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam phát triển thì điều kiện tiên quyết chính là sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, một trong những vấn đề khó khăn của các NHTM Việt Nam khi tham gia vào các thương vụ M&A là công tác định giá. Do công tác định giá tại Việt Nam còn nhiều bất cập nên giá trị của các NHTM Việt Nam chưa được xác định chính xác, gây nên tổn thất cho bên mua và cả bên bán. Hiện nay, các tổ chức định giá trên thế giới đều rất ưa chuộng phương pháp định giá dựa vào lợi nhuận tương lai (phương pháp chiết khấu dòng tiền) vì phương pháp này có thể phản ánh được khả năng tăng trưởng và sinh lời của ngân hàng trong tương lai nhưng tỷ lệ chiết khấu dùng trong phương pháp này lại bị chi phối nhiều bởi các yếu tố liên quan đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Do đó, để nâng cao chất lượng công tác định giá thì yếu tố nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững là một trong những yêu cầu hàng đầu.

3.3.1.2 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động M&A trong lĩnh vựcngân hàng tại Việt Nam ngân hàng tại Việt Nam

Hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động M&A cần quan tâm tới 2 vấn đề lớn, thứ nhất là bảo vệ tính cạnh tranh của thị trường; thứ hai là bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số. Vì vây, hành lang pháp lý cho hoạt động này phải đồng bộ và có sự quan tâm của tất cả các bộ, ngành liên quan. Nội dung chủ dạo trước mắt của khung pháp lý cho hoạt động M&A là tạo nên điều kiện thuận lợi cho việc M&A giữa các DN Việt Nam diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu 0857 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w