để nâng vốn điều lệ, thực hiện liên kết, liên danh trên tất cả các lĩnh vực và là một trong những dấu hiệu đầu tiên của hoạt động M&A giữa các NHTM trong nước và thành lập các tập đoàn tài chính ngân hàng trong tương lai.
2.2.4.2 Những mặt hạn chế
Hoạt động M&A ở nước ta diễn ra có những đặc trưng riêng nên còn có rất nhiều những tồn tại cần được giải quyết.
a. Khung pháp lý về hoạt động M&A nói chung và M&A các NHTM nóiriêng chưa đầy đủ riêng chưa đầy đủ
Chỉ tiêu Cho vay (tỷ đồng) bảo lãnh (tỷLC và thư đồng) Kinh doanh ngoại tệ (tỷ đồn g) Thị phần tính gộp các dịch vụ (tỷ đồng)
Một hành lang pháp lý hoàn thiện sẽ góp phần thúc đẩy các giao dịch M&A phát triển, sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị pháp lý của các bên trong giao dịch và hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A các NHTM ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Luật DN, Luật cạnh tranh, Luật Đầu tư, ... tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề bất cập cần được làm rõ hơn nhằm giúp cho hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam có thể phát triển. Đó là:
+ Tiêu chí sử dụng để tính toán thị phần của các ngân hàng Việt Nam
Qui định hiện hành về cách tính thị phần của TCTD dựa trên doanh thu từ hoạt động bao gồm thu nhập tiền lãi; thu nhập từ hoạt động dịch vụ; thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối; thu nhập từ lãi góp vốn, mua cổ phần và thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác là không hợp lý vì:
- Thu nhập của một ngân hàng từ hoạt động của mình không trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của ngân hàng đó trên thị trường mà chỉ thể hiện tính hiệu quả của hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra thị trường cùng với năng lực quản lý, điều hành hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro của ngân hàng đó.