cạnh cạnh mạnh hơn.
d. M&A xuyên biên giữa các TCTC nước ngoài với các NHTM trong nước
Trong giai đoạn vừa qua, một số các NHNNg đã mua cổ phần của các NHTMCP trong nước để trở thành cổ đông chiến lược, điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng quốc tế. Các nước trong khu vực như Ân Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đều đã bước vào giai đoạn thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp thông qua hình thức các NHNNg mua phần lớn cổ phần của các ngân hàng trong nước, trong đó Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 100% cổ phiếu của các ngân hàng trong nước, Phillipines là 50% và Malaysia là 30%. Các quốc gia này khẳng định sự ảnh hưởng tích cực đối với sự đóng góp của các NHNNg, tuy nhiên ngân hàng trong nước vẫn là hạt nhân cho sự phát triển một nền tài chính ổn định bởi các ngân hàng trong nước sẽ thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ của quốc gia trong khi đó các NHNNg chỉ vì một mục đích duy nhất là tìm kiếm lợi nhuận một cách cao nhất. Do vậy, để tự do hoá tài chính hoàn toàn thì chỉ có một cách duy nhất là các ngân hàng trong nước phải chiếm phần lớn các thị trường trong nước và đủ mạnh để cạnh tranh với các NHNNg. Muốn vậy chỉ bằng cách thông qua con đường hợp nhất các ngân hàng trong nước lại với nhau.
Trong bối cảnh tự do hoá tài chính theo lộ trình của WTO, Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt đó và xu hướng sáp nhập xuyên biên
là kết quả tất yếu bởi vì các NHNNg rất ưa chuộng việc mua lại các ngân hàng trong nước thay vì thành lập ngân hàng mới để tiết kiệm thời gian và chi phí gia nhập thị trường khi pháp luật Việt Nam cho phép.
Hình thức sáp nhập xuyên biên được thực hiện như sau: