Các vấn đề cần lư uý khi xác định giá trị cộng hưởng

Một phần của tài liệu 0857 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 112 - 115)

- Hệ thống khách hàng

b. Các vấn đề cần lư uý khi xác định giá trị cộng hưởng

Việc nghiên cứu, khảo sát không tường tận tiềm năng thực sự của ngân hàng mục tiêu dẫn đến đánh giá quá cao hiệu quả của tác động cộng lực làm đẩy giá trị thương vụ M&A tăng cao hơn so với giá trị thực của nó chính là một trong những lý do dẫn đến sự thất bại sau sáp nhập. Việc hiểu được tường tận tiềm năng cộng lực để có thể đo lường chính xác giá trị cộng hưởng của thương vụ M&A là một việc không dễ dàng và tốn rất nhiều thời gian, đôi khi ngân hàng thu mua phải mất mấy năm chuẩn bị, thu thập và cập nhật thông tin của ngân hàng mục tiêu được chọn lựa trước khi đi đến quyết định. Trong quá trình thực hiện việc đánh giá sự cộng lực, ngân hàng thu mua quan tâm và phân tích thật kỹ những vấn đề như: khả năng cạnh tranh của ngân hàng sau sáp nhập, thị phần hoạt động, khả năng phát triển thị phần, năng lực quản trị rủi ro, chất lượng nhân sự, hệ thống khách hàng, yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của ngân hàng sau M&A,... Việc xác định chính xác tác động của cộng lực sẽ giúp ngân hàng thu mua có thể xác định một cách chính xác giá trị cộng hưởng và có thể đạt được mục đích cuối cùng là xác định giá trị giao dịch thương vụ M&A một cách hợp lý nhất.

Giá trị cộng hưởng chính là giá trị tiềm ẩn trong nhiều thương vụ M&A. Nhưng vấn đề là phải đo lường giá trị cộng hưởng như thế nào. Xét cho cùng,

một NHTM sẵn sàng trả hàng triệu đô la phụ trội cho giá trị cộng hưởng thì họ phải có khả năng ước tính giá trị của chúng.

Các bước xác định giá trị cộng hưởng

- Xác định giá trị của các NHTM tham gia thương vụ M&A một cách độc lập bằng cách chiết khấu luồng tiền kỳ vọng của mỗi NHTM tại chi phí vốn bình quân của DN đó (WACC).

- Ước tính giá trị của tổ chức sau khi kết hợp, không tính đến giá trị cộng hưởng, bằng cách cộng giá trị của các DN đã tính ở bước trên.

- Tính toán ảnh hưởng của giá trị cộng hưởng đến tốc độ tăng trưởng và luồng tiền kỳ vọng và xác định lại giá trị của tổ chức sau khi kết hợp bao gồm giá trị cộng hưởng. Chênh lệch giữa giá trị của NHTM bao gồm giá trị cộng hưởng và giá trị của DN không tính đến giá trị cộng hưởng cho chúng ta giá trị của giá trị cộng hưởng.

3.2.5 Thực hiện việc tuyên truyền đầy đủ thông tin cần thiết về việc sáp nhập

Trong quá trình thực hiện sáp nhập ngân hàng rất dễ xảy ra hiện tượng khách hàng từ bỏ việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình để chuyển sang ngân hàng khác hoặc các nhân sự chủ chốt không đuợc thông tin đầy đủ về chính sách đãi ngộ của ngân hàng sau sáp nhập sẽ tìm kiếm ngân hàng khác để làm việc. Những sự việc như vậy sẽ rất dễ xảy ra, để hạn chế bởi rủi ro có thể gặp phải, các ngân hàng nên áp dụng các giải pháp:

- Để hạn chế những thông tin ngoài luồng không chính xác có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của ngân hàng, Ban điều hành ngân hàng cần thiết phải công bố những thông tin ở mức cần thiết cho những đối tượng là cán bộ nhân viên chủ chốt các chính sách duy trì đối với khách hàng.

- Đối với các bộ nhân viên chủ chốt: BĐH ngân hàng nên tổ chức tuyên truyền thông tin về thương vụ M&A, về các chính sách chế độ có thể được thực hiện sau M&A nhằm tạo tâm lý yên tâm làm việc cho nhân viên. Tuỳ từng giai đoạn của thương vụ mà BĐH ngân hàng đưa ra các thông tin cần thiết để phục vụ cho mục đích điều hành hoạt động của ngân hàng được diễn ra bình thường trong suốt thời gian thương vụ sắp diễn ra. Giai đoạn này rất cần tạo được lòng tin và

tinh thần trách nhiệm của nhân viên về viễn cảnh tương lại của ngân hàng sau M&A.

- Đối với khách hàng, cần xây dựng kênh công bố thông tin nhằm mục đích tránh gây hiểu lầm cho khách hàng để họ yên tâm giao dịch, giải thích những thông tin sai sự thật tránh tạo ra những thông tin xuyên tạc làm ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng. Ngân hàng cần xây dựng kế hoạch công bố thông tin cho khách hàng theo từng giai đoạn để họ yên tâm giao dịch với ngân hàng trong suốt quá trình M&A diễn ra .

3.2.6 Thực hiện giải pháp phòng vệ khi ngân hàng không muốn bị “thôn tính”

Việc bị sáp nhập hay mua lại sẽ không dễ dàng gì để chấp nhận đối với Ban điều hành ngân hàng mục tiêu, để bị thôn tính có nghĩa là năng lực quản trị và điều hành ngân hàng của Ban điều hành có vấn đề cần xem xét lại. Tuy nhiên, Ban điều hành cũng cần phải xem xét lại các yếu tố khách quan và chủ quan của vấn đề này và các lợi ích cũng như tổn thất gặp phải sau khi M&A. Xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, việc kết hợp với ngân hàng khác tạo nên ngân hàng lớn mạnh hơn đủ sức vượt qua khó khăn và gia tăng năng lực cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài thì là điều nên thực hiện. Ban điều hành ngân hàng mục tiêu nên xác định rõ mục tiêu phát triển của ngân hàng và những thách thức sẽ gặp phải. Nếu xác định con đường M&A là cách tốt nhất để cứu ngân hàng mình thoát khỏi khó khăn thì nên hợp tác với ngân hàng thu mua để rút ngắn giai đoạn thương lượng nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên. Trường hợp không muốn bị thôn tính thì ngân hàng mục tiêu nên thực hiện các chiến lược phòng vệ, các kỹ thuật này đã đuợc áp dụng rộng rãi trên thế giới và tác giả cho rằng có thể áp dụng được tại Việt Nam. Có 3 chiến lược điển hình:

- Chiến lược “viên thuốc độc”: khi ngân hàng mục tiêu nhận thấy các tổ chức khác đang thu gom cổ phiếu với ý đồ thôn tính, ngân hàng có thể tiến hành tự vệ bằng cách phát hành cổ phiếu thường cho các cổ đông và bán cổ phần với giá cực kỳ ưu đãi cho cổ đông hiện tại nhằm làm loãng cổ phần của ngân hàng để chặn đứng được ý đồ nắm quyền kiểm soát ngân hàng mục tiêu của đối phương.

- Chiến lược “Hiệp sĩ trắng”: Ngân hàng mục tiêu có thể tìm cho mình một ngân hàng thân thiện hơn, gọi là hiệp sĩ áo trắng, đứng ra mua lại ngân hàng mục tiêu bằng cách đặt giá mua bằng hoặc cao hơn gía chào mua của ngân hàng có ý đồ “thôn tính” hoặc mua lại ngân hàng mục tiêu với những điều kiện thuận lợi hơn cho ban lãnh đạo và các cổ đông của ngân hàng

- Chiến lược “đuổi cá mập”: với kỹ thuật này, ngân hàng mục tiêu tự biến mình trở nên bớt hấp dẫn về tính kinh tế trong mắt ngân hàng muốn thôn tính bằng cách ngân hàng mục tiêu sẽ tăng cường vay nợ để làm cho giá mua ngân hàng cao, cụ thể phát hành trái phiếu và dùng số tiền này mua lại các cổ phiếu hoặc tiến hành chia cổ tức cho các cổ đông hiện hữu nhằm đẩy giá cổ phiếu sụt giảm.

3.2.7 Giải pháp cần thiết cho giai đoạn hậu M&A

Một giao dịch được gọi là thành công khi các vấn đề phát sinh sau M&A được giải quyết thành công. Các yếu tố chính là sự hoà hợp về văn hoá doanh nghịêp, kế hoạch điều hành và quản lý, nhân sự, quan hệ với các đối tác mới, quan hệ và giao tiếp giữa các bộ phận trong công ty thành viên,.. .trong đó hoà hợp về văn hoá là một trong những thách thức lớn nhất của hoạt động M&A, đặc biệt là yếu tố quyết định đến sự thành công và thất bại của một giao dịch M&A. Theo thống kê, hầu hết các vụ M&A thất bại trên thế giới đều do các nhà lãnh đạo và các ông chủ ngân hàng thường xem nhẹ vấn đề này.

Một phần của tài liệu 0857 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w