Xây dựng một bộ phận riêng quản lý và hỗ trợ hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu 0857 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 125 - 128)

- Hệ thống khách hàng

b. Bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số

3.3.2.6 Xây dựng một bộ phận riêng quản lý và hỗ trợ hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng

trong lĩnh vực ngân hàng

Đây là một việc làm rất cần thiết đối với các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay khi mà kinh nghiệm và kiến thức về mảng M&A của các ngân hàng vẫn còn sơ khai, hạn hẹp. Bộ phận này chịu trách nhiệm :

- Nghiên cứu, tổng hợp thông tin về các thương vụ M&A của các ngân hàng trong khu vực và thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học để giúp các NHTM Việt Nam có thể thực hiện thành công các thương vụ M&A, góp phần phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành.

- Hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động M&A ngân hàng tuân thủ các quy định pháp luật, phù hợp với chiến lược phát triển ngành của NHNN.

- Quản lý các hoạt động M&A để đảm bảo lợi ích cho các cổ đông thiểu số, người lao động và quyền lợi của khách hàng gửi tiền.

- Nghiên cứu và đề xuất với NHNN về cách tính thị phần của các NHTM nhằm giúp các thương vụ M&A ngân hàng được diễn ra thuận lợi và tránh tạo ra thế lực độc quyền làm phá vỡ thế cạnh tranh trong ngành.

- Nghiên cứu và xây dựng quy trình thực hiện M&A ngân hàng chuẩn mực nhằm hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình thực hiện các thương vụ M&A và cũng tạo điều kiện cho việc quản lý, kiểm soát hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng được chặt chẽ nhằm đảm bảo cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển lành mạnh, an toàn, đúng định hướng chủ nghĩa xã hội.

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả xin để xuất quy trình đề xuất thực hiện M&A ngân hàng tại Việt Nam như sau:

+ Trường hợp ngân hàng là bên sáp nhập, hợp nhất hay mua lại ngân hàng thu mua nên thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Lựa chọn ngân hàng mục tiêu

- Bước 2: Tìm hiểu tình hình tài chính, pháp lý

- Bước 3: Xác định loại giao dịch M&A dự định tiến hành - Bước 4: Đánh giá ngân hàng mục tiêu

- Bước 5: Đàm phán và ký hợp đồng

- Bước 6: Giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập

+ Trường hợp ngân hàng là bên bán hay bị mua lại ngân hàng cần căn cứ vào tình hình cụ thể của ngân hàng mình, tự đánh giá xem có nên tham gia vào thương vụ này này, nếu tham gia sẽ được lợi gì và mất gì. Ngân hàng nên xem xét các phương án sau:

- Chấp thụân các điều khoản của lời chào mua: nếu các điều kiện bên mua đưa ra phù hợp với lợi ích của ngân hàng và được sự đồng thuận của các cổ đông thì ngân hàng sẽ đồng ý bán.

- Cố gắng thương lượng: nếu các cổ đông của ngân hàng mục tiêu cho rằng giá chào mua chưa tương xứng với giá trị công ty hoặc cho rằng có một điều khoản nào trong các điều kiện đưa ra chưa thật hấp dẫn họ sẽ yêu cầu thương lượng thêm.

- Thực hiện các chiến lược phòng vệ trước ý đồ mua lại mang tính chất “thâu tóm” ngân hàng.

Ket luận chương III

Thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam đã cho thấy rằng các NHTM Việt Nam cần phải nhanh chóng liên kết với nhau nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt sắp diễn ra. Hoạt động hợp nhất, sáp nhập và mua lại các NHTM Việt Nam tất yếu sẽ diễn ra và nó cũng phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế quốc tế. Chương III của Luận văn dựa trên kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực đã đưa ra những dự báo về các mô hình M&A sẽ diễn ra trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, Luận văn đề xuất một số kiến nghị với cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam có điều kiện phát triển và đề xuất một số giải pháp giúp các NHTM có thể thực hiện tốt các thương vụ M&A, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam mở cửa, hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới đã, đang và sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển và không ít khó khăn, thử thách cho hệ thống ngân hàng non trẻ của Việt Nam. Trước những thách thức và vận hội mới, các NHTM Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển hợp lý nhằm nắm bắt các cơ hội để gia tăng giá trị của mình và một trong những sự lựa chọn phù hợp nhất cho các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này chính là thông qua hoạt động M&A để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm tồn tại và phát triển bền vững.

Đề tài “HOẠT ĐỘNG HỢP NHẤT, SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI

Một phần của tài liệu 0857 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w