- Hệ thống khách hàng
b. Bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số
3.3.1.4 Nhà nước cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động M&A
này nắm rõ hơn về thực trạng của hoạt động M&A và đưa ra các chính sách phù hợp nhằm tránh các hiện tượng độc quyền, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững và ổn định của ngành ngân hàng Việt Nam.
Ngoài ra, thực trạng hoạt động M&A trong lĩnh vựa ngân hàng Việt Nam những năm gần đây đã cho thấy thị trường ngân hàng Việt Nam thực sự là một điểm thu hút đối với các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài. Do vậy, các thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài chắc chắn sẽ tăng lên rất nhiều khi Việt Nam thực sự mở cửa lĩnh vực tài chính-ngân hàng theo đúng lộ trình cam kết. Không thể phủ nhận được những lợi ích do các thương vụ M&A ngân hàng có yếu tố nước ngoài mang lại cho các NHTM Việt Nam như: công nghệ quản trị, điều hành tiên tiến, công nghệ thông tin hiện đại, các sản phẩm dịch vụ tiện ích,... nhưng tiềm ẩn trong đó vẫn là những nguy cơ đe doạ đến sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam như:
■ Do sự yếu kém về năng lực quản trị, điều hành của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các NHTM Nhà nước nên rất có khả năng NHTM Việt Nam sẽ bị “nuốt chửng” sau khi tiến hành thương vụ M&A.
■ Giao dịch M&A buộc DN phải tái cấu trúc DN, vì vậy, có thể dẫn đến tình trạng thu gọn bộ máy quản lý, giảm thiểu phòng ban, sa thải lao động, gây bất ổn định trên thị trường lao động và những xáo trộn về xã hội.
Trong khi đó, thái độ, mục đích thật sự của các NHNNg khi tham gia thực hiện các thương vụ M&A ngân hàng tại Việt Nam cũng rất quan trọng. Bởi vậy, Nhà nước cần cần xây dựng trung tâm giao dịch M&A để thông qua đó có thể kiểm soát chặt chẽ những hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng có yếu tố nước ngoài để tránh hiện tượng lũng đoạn, độc quyền ngành ngân hàng nhất là các thương vụ có liên quan đến vốn và tài sản của Nhà nước.
3.3.1.4 Nhà nước cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực cho hoạt độngM&A M&A
M&A là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu... Nhưng nguồn nhân lực của thị trường M&A hiện nay tại Việt Nam còn rất hạn chế, thêm vào đó, các công ty thực hiện hoạt động này phải chịu sự cạnh tranh với rất nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính chứng khoán khác nên chất lượng người lao động trong ngành này - nhất là lao động chất lượng cao còn yếu và chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu. Do đó, Nhà nước cần tạo điều kiện cho những chương trình đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho cả bên mua, bên bán, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường. Có như vậy thị trường M&A Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp.