Năng lực hoạt động: Năng lực hoạt động của NH Gia Định được tăng cuờng rõ nét thể hiện qua việc tăng gần gấp 3 lần tổng tài sản năm 2007 so với năm 2006 (

Một phần của tài liệu 0857 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 80 - 84)

nét thể hiện qua việc tăng gần gấp 3 lần tổng tài sản năm 2007 so với năm 2006 ( Tổng tài sản năm 2007 là 2.036.415 tỷ đồng so với 783.873 tỷ đồng năm 2006) và sự phát triển mạnh mẽ về mạng lưới hoạt động rộng khắp các thành phố lớn tại miền Bắc, miền Nam, miền Tây và Tây Nguyên.

Chính nhờ những sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh nói trên mà NH Gia Định đã đạt được giấy chứng nhận, giấy khen của nhiều tổ chức tài chính ngân hàng uy tín :

■ “Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu lần 2 năm 2007” do Hiệp hội các DN vừa và nhỏ Việt Nam, Hiệp hội khoa học Đông Nam Á, Hiệp hội mặt trận tổ quốc Việt Nam trao tặng

■ Giấy khen năm 2007 do Hiệp hội ngân hàng Việt Nam trao tặng

■ Danh hiệu DN Việt Nam uy tín, chất lượng năm 2007 do Viện quản lý tri thức và công nghệ, Trung tâm nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương, toà soạn thông tin QCA Thương mại chứng nhận.

■ Và NH Gia Định tự đánh giá xếp loại A theo quy định của NHNN

c. Kết quả đạt được

Tác động của hoạt động mua cổ phần các NHTM Việt Nam của các đối tác chiến lược nước ngoài

Việc tham gia mua cổ phần của các NHTMCP Việt Nam của các đối tác chiến lược nước ngoài đã tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của các

□ Giai đoạn 2007-2009

□ Giai đoạn 2005-2007

thông tin. Đây cũng là một chiến lược rất khôn ngoan của các NHNN nhằm tiếp cận với thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ rất tiềm năng tại Việt Nam (thông qua hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM nội địa) trong điều kiện mạng lưới và nguồn nhân lực còn hạn chế. Kết quả của sự hợp tác trên chính là sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ tài chính cá nhân hiện đại như: thẻ thanh toán, ATM, tài khoản cá nhân, internet banking, phone banking,... tại Việt Nam trong suốt những năm vừa qua:

■ Số lượng thẻ thanh toán : 1.103 nghìn thẻ (ngày 30/5/2005 ) đã tăng vọt lên đến 17.032.000 thẻ (tháng 6/2009).

■ Số lượng máy ATM: 1.107 máy (tháng 5/2005), đến tháng 6/2009 có khoảng 8.800 ATM và 23.300 POS

Song song với việc đầu tư trang bị kỹ thuật, hiện đại hoá ngân hàng là quá trình tổ chức lại mô hình hoạt động phù hợp với mô hình ngân hàng hiện đại, tạo nên một cuộc cải cách về tổ chức bộ máy nghiệp vụ và bộ máy điều hành điều hành:

+ Phương thức giao dịch của ngân hàng cũng đã thay đổi căn bản, nhiều dịch vụ khách hàng quan hệ với ngân hàng thông qua các máy tự động, khách hàng quan hệ giao dịch với ngân hàng theo phương thức một cửa rất thuận tiện và nhanh chóng.

+ Các thao táo nghiệp vụ được đơn giản hoá, tự động hoá đảm bảo tính chính xác, an toàn và nhanh chóng.

+ Thông tin quản lý điều hành và hoạt động kinh doanh được cập nhất thường xuyên, chính xác đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh của các ngân hàng.

+ Việc ứng dụng công nghệ mới bắt buộc các cán bộ ngân hàng phải không ngừng nâng cao trinh độ, đây chính là yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại của mỗi ngân hàng.

Tác động của việc nắm giữ cổ phần chéo giữa các NHTM trong nước: việc tham gia mua cổ phần chéo của các NHTM trong nước đã mang lại những ảnh nhỏ nâng cao năng lực cạnh quản trị, điều hành và công nghệ thông tin; ngược lại, họ cũng có lợi trong việc mở rộng mạng lưới phân phối và mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng.

Chỉ tiêu tăng trưởng của các NHTMVN

Tốc độ tăng trưởng huy động

vốn 34% 40% 138% 37% 30% 36% Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán

Nguồn: NHNNVN và Báo cáo phân tích ngành của BVSC

Hình 2.7 : So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng của hệ thống NHTM Việt Nam qua 2 giai đoạn 2005-2007 và 2007-2009

2.2.4 Đánh giá tình hình hoạt động hợp nhất, sáp nhập và mua lại ngânhàng tại Việt Nam hàng tại Việt Nam

Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam diễn ra không rầm rộ như ở các nước trong khu vực và trên thế giới bởi lẽ sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam có những đặc trưng riêng, không kể các NHTM nhà nước, hệ thống NHTMCP ở nước ta còn khá non trẻ, hầu hết ra đời vào những năm đầu của thập niên 90 trở lại đây.

Từ đó đến nay các NHTMCP không ngừng nỗ lực phát triển vững mạnh cùng với sự phát triển của nên kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, khi nền kinh tế Việt Nam khởi sắc với tốc độ tăng trưởng ổn định, trung bình 7%/năm, gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới, gần như tất cả các ngành kinh tế đều phát triển vượt bậc, tốc độ đầu tư tăng qua các năm tạo điều kiện cho các NHTMCP có cơ hội đa dạng hoá nguồn thu, tiếp cận công nghệ tiên tiến của nước ngoài và tăng cường các mối liên hệ với các tổ chức tài chính, các ngân hàng quốc tế.

Quá trình sáp nhập và mua lại các NHTMCP ở trên là kết quả của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực năm 1997 đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế Việt Nam và gián tiếp vào hệ thống NHTMCP non trẻ. Nhiều NHTMCP thành thị đứng bên bờ vực phá sản do các khoản nợ khó đòi quá lớn như cho vay bất

động sản, cho vay đánh bắt xa bờ,... Các NHTMCP nông thôn thì đứng trước nguy cơ mất vốn do phần lớn là cho vay sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, các ngân hàng lâm vào các vụ án nghiêm trọng về kinh tế như Epco Minh Phụng, Tamexco, Trần Xuân Hoa,. Tình hình đó, NHNN buộc phải ngừng cấp giấy phép hoạt động cho các NHTMCP, củng cố lại hệ thống ngân hàng bằng cách buộc phải sáp nhập các NHTMCP yếu kém vào các NHTM mạnh hơn.

Tuy nhiên, từ năm 2004 trở lại đây, tiềm năng phát triển hoạt động M&A các NHTM Việt Nam sẽ còn lớn hơn nữa do sự phát triển ổn định của cả nền kinh tế và do các NHTM chưa phải trải qua những cuộc đại sàng lọc để loại trừ các ngân hàng yếu kém như lịch sử giao dịch M&A mà các nuớc trên thế giới đã trải qua. Đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống NHTMCP trong giai đoạn sau năm 2004 đến nay là nhiều tập đoàn, định chế tài chính lớn trên thế giới tiếp tục tìm kiếm cơ hội trở thành cổ đông chiến lược của các NHTM Việt Nam và nhận được sự hỗ trợ đắc lực của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là kết quả rõ ràng nhất của các chính sách tự do hoá dịch vụ tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thông qua các Hiệp định thương mại song phương, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATs) của WTO.

Nhìn chung, cách nhìn về M&A ở Việt Nam còn rất hạn chế do cạnh tranh trên thị trường chưa thật gay gắt do cơ hội kinh doanh để kiếm lời trong một nền kinh tế chuyển đổi hiện nay còn khá lớn. Nói cách khác, tốc độ phát triển thị trường và nhu cầu về ngân hàng còn rất lớn nên các ngân hàng chưa cảm nhận một cách mạnh mẽ về sức ép cạnh tranh để tồn tại và phát triển nhanh của mình. Vì vậy, trào lưu và xu hướng M&A chưa thật sự sôi động. Tuy nhiên, trong tương lai gần, vấn đề sẽ khác đi, mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, các dịch vụ truyền thống như tín dụng ngày càng có lợi nhuận thấp hơn sẽ buộc các ngân hàng phải phát triển các dịch vụ tài chính khác mới đáp ứng các nhu cầu cho khách hàng và cho sự tích lũy lợi nhuận của ngân hàng. Nhiều ngân hàng Việt Nam hiện nay xét cả về quy mô, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ và trình độ quản lý chưa đủ khả năng hoạt động trên các lĩnh vực dịch vụ tài chính mới. Từ đó sẽ xuất hiện nhu cầu liên minh hoặc sáp nhập các ngân hàng

nhỏ và vừa với nhau, hoặc sáp nhập với các ngân hàng lớn nhằm tăng cường tiềm lực vốn, chiếm lĩnh thị phần, thu hút nhân tài, tối đa hóa lợi nhuận.

2.2.4.1 Những thành tựu đạt được

Mặc dù hoạt động M&A các NHTM ở Việt Nam diễn ra không quá rầm rộ do những đặc trưng kể trên nhưng các giao dịch M&A trong thời gian qua cũng đã đạt được những thành tựu nhất định:

Một phần của tài liệu 0857 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w