vực bán lẻ và bán buôn thông qua mạng lưới 65 chi nhanh. Cuối năm 2006, Standard Chartered tiếp tục mua lại Hsinchu International Bank của Đài Loan. Tính đến cuối năm 2006, các ngân hàng con hoạt động trong hệ thống gồm: Chartered Bank, Standard Chartered First Bank Korea Limited, Standard Chartered Bank Malaysia Berhar, Standard Chartered Ltd. (Hongkong) và Standard Chartered Bank (Thai). Đến nay, Standard Chartered đã có chi nhánh tại TpHCM và Hà Nội.
Nhờ các vụ sáp nhập trên mà Standard Chartered đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như là được tạp chí The Banker, một tạp chí danh tiếng hàng đầu với các giải thưởng uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng trao tặng hơn 10 giải thưởng, trong đó đáng chú ý là giải thưởng dành cho Ngân hàng Toàn cầu, giải thưởng này ghi nhận thành tích hoạt động của Standard Chartered tại Châu Á, Châu Phi và Trung Đông, và “chiến lược sáng suốt” trong hoạt động M&A
1.3.1.3 Kinh nghiệm M&A ngân hàng tại Châu Á
a. Tại Nhật Bản
Làn sóng M&A các ngân hàng bắt đầu diễn ra vào những năm đầu thập niên 1990 ở Nhật Bản, điển hình là các thương vụ M&A ngân hàng Mitsui Bank và Taiyo Kobe Bank tiến hành hợp nhất thành ngân hàng Sakura Bank năm 1990; Kyowa Bank và Saitama Bank hợp nhất thành Asahi Bank năm 1991; Tokyo Bank và Mitsubishi Bank sáp nhập thành ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Tokyo-Mitsubishi Bank năm 1994. Nhưng làn sóng M&A các ngân hàng thực sự mạnh mẽ vào những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 với quy mô lớn hơn nữa do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Á.
Thương vụ M&A hình thành tập đoàn tài chính Mitsubishi Tokyo-UFJ
Thương vụ M&A đình đám nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng diễn ra ở Nhật vào tháng 9/2005 giữa hai đại gia trong ngành ngân hàng Nhật thời bấy giờ là ngân hàng lớn thứ 2 của Nhật Mitsubishi Tokyo Financial Group Inc. và ngân hàng lớn thứ 4 là UFJ Holding Inc., đây là vụ M&A lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính ngân hàng tính tới thời điểm năm 2005, với giá trị thương vụ sáp nhập lên tới 59,1 tỷ USD, nhờ đó Mitsubishi Tokyo-UFJ đã vượt qua tập đoàn tài chính khổng lồ Citigroup của Mỹ (có tổng tài sản 1.190 tỷ USD) và trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới với giá trị tài sản lên tới 189.000 tỷ yên (tương đương 2.980 tỷ USD). Vụ sáp nhập này giải quyết được khủng hoảng tài chính của Nhật trong thời gian này cùng với việc cải thiện tình trạng làm ăn thua lỗ của UFJ, đồng thời tạo nên tập đoàn TCNH hàng đầu thế giới đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn TCNH hàng đầu của Mỹ, Tây Âu và nền kinh tế đang nổi Trung Quốc. Sau vụ M&A này, Nhật Bản chỉ còn 7 ngân hàng chủ chốt, giảm từ 21 ngân hàng cách đây 9 năm.
b. Tại Đông Nam Á
Làn sóng M&A trong lĩnh vực tài chính tại khu vực châu Á bắt đầu mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan. Do tác động của cuộc khủng hoảng và sự phá giá của đồng bản tệ, hệ thống ngân hàng quốc gia lâm vào tình trạng thua lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản nên các ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á phải tiến hành sáp nhập và mua lại với nhau và với các đối tác nước ngoài nhằm thoát khỏi nguy cơ phá sản và phải tiến hành cơ cấu để phục hồi.
Ở Thái Lan, HSBC Anh Quốc và các ngân hàng Singapore vốn ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng mua lại các tổ chức ngân hàng của các quốc gia này nhằm mục đích vừa để cứu các ngân hàng này thoát khỏi nguy cơ phá sản vừa là để thâm nhập vào thị trường nội địa sau khủng hoảng.
.Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ này các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã đề ra những chính sách củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng để vượt qua giai đoạn khủng hoảng, nổi bật nhất là Indonesia và Malaysia đã rất thành công với mô hình sáp nhập để tạo ra được các ngân hàng phát triển lành mạnh, gọi là mô hình Ngân hàng Anchor.
Chart 1
Cross-border mergers and acquisitions in crisis countries, 1995-20001
(billion dollars)
Source: Thomson Financial Secuntlas Dala.
11ncludes all cross-border acquisitions
Chart 2
Cross-border mergers and acquisitions In crisis countries,
by sector, 1997-99
(number Ot transactions)’ 30
■ LitJtIt manufacturing I Wtiolesale and retail trade
■ Petrochemical productsI Finance and real estate
■ Metal and machinery ■ Transportation and communications
■ Electronic and electrical equipment ∏ utilities Source: Thomson Financial Securities Data.
1 Includes acquisitions of more than 50 percent equity.
Nguồn: Cross-border Merges and Acquisitions in East Asia: Trends and Implications, Ashoka Mody and Shoko Negishi
Hình 1.4: Tình hình sáp nhập và mua lại diễn ra tại các nước châu Á trong thời kỳ khủng hoảng tài chính-tiền tệ
Sau cuộc khủng hoảng này, các ngân hàng thúc đẩy hoạt động M&A để phục hồi nhanh nền kinh tế sau khủng hoảng. Năm 2007, tại khu vực Châu Á đã thực hiện thành công 6.821 vụ M&A với tổng giá trị lên đến 466 tỷ USD, tăng 35,4% so với năm 2006.
Như vậy, từ thực tế hoạt động M&A ngân hàng tại các nước trên thế giới có thể thấy động cơ thúc đẩy các chủ thể thực hiện là:
■ Đối với hệ thống ngân hàng của Mỹ và Châu Âu, động cơ chính của hoạt
động M&A ngân hàng là yếu tố tăng cường tính cạnh tranh ngày càng cao của môi trường hoạt động M&A ngân hàng.
■ Với các nước Châu Á, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997-2000 đã thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng diễn ra mạnh mẽ. Cuộc khủng hoảng chính
là nguyên nhân khách quan quan trọng nhưng ý chí và sự nỗ lực phục hồi của Chính phủ và bản thân các ngân hàng ở các quốc gia Đông Nam Á mới là động
lực thực sự của việc cơ cấu ngân hàng thông qua hoạt động M&A bằng việc nới
lỏng các quy định pháp lý, dỡ bỏ các rào cản.
Như vậy, dù xuất phát từ các nguyên nhân và mục đích khác nhau nhưng chính thành quả đáng chú ý của hoạt động M&A ngân hàng tại các quốc gia này là những bài học kinh nghiệm và mô hình cho các quốc gia khác, cũng như Việt Nam, thực hiện đối với hoạt động M&A ngân hàng ở quốc gia mình.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Từ thực tế các thương vụ M&A ngân hàng đã diễn ra ở trên thế giới và khu vực chúng ta có thể rút ra được những bài học quý giá cho Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm rất thực sự rất cần thiết cho Chính phủ Việt Nam và các NHTM Việt Nam khi chuẩn bị bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt và rất có thể làn sóng M&A sẽ phát triển mạnh mẽ. Các bài học kinh nghiệm rút ra bao gồm:
bộ luật đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động M&A và thông qua đó làm thay đổi cả nền kinh tế Mỹ.
Vào những năm 80 của thế kỷ 20, các ngân hàng Mỹ bị những giới hạn pháp lý về khả năng mở rộng thị trường hệ thống chi nhánh ngoài vùng hoạt động đã đăng ký do đạo luật Anti-Trust và đạo luật Bank Holding Company Act.. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh ngày càng tăng từ các phía do các quỹ tương hỗ và sự sụt giảm tín dụng do các công ty lớn bắt đầu thực hiện việc huy động vốn từ thị trường các loại giấy tờ có giá thay vì vay mượn các ngân hàng. Thêm vào đó, năm 1981 hệ thống ngân hàng Mỹ gặp phải cuộc khủng hoảng về đổ vỡ tín dụng do đã quá tập trung vào cho vay chủ yếu vào các nước Mỹ Latin. trước tình hình đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) bắt đầu thực hiện các chính sách điều chỉnh hệ thống luật ngân hàng nhằm tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển của hệ thống ngân hàng Mỹ. Đó cũng là thời điểm dẫn đến các cuộc sáp nhập ngân hàng lớn nhất thế giới diễn ra, đặc biệt giữ năm 1982 và 1989. Tiếp theo đó là sự ra đời của Đạo luật Ngân hàng Riegle-Neal năm 1994, theo đó hoạt động M&A ngân hàng Mỹ được nới rộng ra, không còn bị giới hạn trong phải vi tiểu bang nữa. Nhờ vậy, hoạt động M&A ngân hàng được mở đường và phát triển nhanh chóng với quy mô lớn chưa từng có, tạo nên các tập đoàn tài chính -ngân hàng khổng lồ hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Bài học thứ hai, vai trò của Ngân hàng trung ương trong quá trình M&A ngân hàng
Ngân hàng Trung ương (NHTW) được xem như là cơ quan đầu mối thực hiện M&A trong lĩnh vực ngân hàng. NHTW chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lý hoạt động M&A ngân hàng để đảm bảo vừa thúc đẩy sự phát triển các ngân hàng vừa đảm bảo cho hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh, an toàn, tránh nguy cơ khủng hoảng. Muốn vậy, NHTW cần phải nghiên cứu và đưa ra các tiêu chuẩn đánh gía các NHTM để xác định kịp thời các ngân hàng yếu kém và có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời, NHTW cũng phải đóng vai trò cầu nối giúp các NHTM có nhu cầu M&A có thể tìm được ngân hàng mục tiêu phù hợp và là trung tâm lưu trữ các dữ liệu cần thiết để kiểm soát nhằm đảm bảo hoạt động M&A ngân hàng phát triển theo hướng tích cực, tránh tình trạng độc quyền làm
ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ thống ngân hàng và gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia.
Kinh nghiệm của một số nước Châu Á như Indonesia hay Malaysia trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 1997 là một minh chứng cho vai trò quan trọng của ngân hàng trung ương đối với hoạt động M&A ngân hàng.
Ví dụ điển hình: Indonesia
Indonesia đã đưa ra chính sách củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng bằng cách xây dựng mô hình Tập đoàn ngân hàng Neo (Anchor). Các ngân hàng phải đáp ứng các tiêu chuẩn đưa ra đến năm 2020. Các tiêu chuẩn đó như sau: