Nhìn tổng thể thì công nghệ của các NHTMVN còn nhiều yếu kém so với các ngân hàng nước ngoài. Cụ thể:Theo World Bank, chỉ số công nghệ ngân hàng ở Việt Nam mới chỉ là (-0,47), trong khi ở Trung Quốc là (-0,35), Thái Lan (-0,07), Indonesia (-0,07), Malaysia là 1,08 và của Singapore là 1,95. Hiện nay các NHTMVN đã trang bị một số công nghệ hiện đại mới như hệ thống giao dịch tự động - ATM và hệ thống Core Banking nhưng chưa khai thác hết được tính năng của các công nghệ hiện đại này để thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cụ thể là:
• Hệ thống giao dịch tự động - ATM, sau một thời gian triển khai thực hiện vẫn chưa hết những bất cập, chưa có sự kết nối trong toàn hệ thống ngân
hàng để
có thể giảm chi phí đầu tư và đảm bảo hiệu quả giao dịch cho khách hàng. Việc
NHNN công bố chính thức kết nối hai liên minh thẻ lớn ở VN là Smartlink và Banknetvn, mở đường cho việc hình thành một mạng thanh toán điện tử thống
nhất trên toàn quốc nhưng cũng chỉ mới dừng ở kết nối công nghệ nên việc cung
ứng dịch vụ ngân hàng vẫn chưa đạt hiệu quả cao hơn.
• Việc triển khai hệ thống Core banking tại các NHTMVN được xem là điểm
nhấn cho đầu tư công nghệ, nhưng khi triển khai thực hiện thì vẫn chưa có sự 48
(the complex banking solution - giải pháp ngân hàng phức hợp), quy mô đầu tư lại khác nhau giữa các ngân hàng nên sự liên kết với nhau còn hạn chế.
- Tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng
Tính liên kết giữa các ngân hàng về giải pháp công nghệ chưa cao dẫn đến các dịch vụ ngân hàng chưa phong phú, tiện lợi và hấp dẫn, phạm vi kinh doanh trùng với hoạt động ưu thế của các ngân hàng nước ngoài (thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, đầu tư dự án,...) Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng làm tăng các giao dịch vốn trong khí đó cơ chế quản lý và thông tin giám sát ngân hàng hầu như còn rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa có hiệu lực để đảm bảo việc tuân thủ nghiêm minh pháp luật trong hoạt động ngân hàng và sự an toàn hệ thống ngân hàng, nhất là việc cảnh báo sớm các rủi ro của hoạt động ngân hàng. Sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ mạng và kỹ thuật số tạo nền tảng cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, tự động như home banking, Internet banking, thẻ thanh toán, giao dịch điện tử,.. .nhờ đó góp phần tích cực làm văn minh hoá hoạt động ngân hàng, nhưng hiện nay an ninh mạng trong hoạt động ngân hàng Việt Nam còn rất nhiều lỗ hổng.
Tóm lại: hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay đang chiếm ưu thế hơn về năng lực hoạt động so với các NHNNg nhờ am hiểu tâm lý, tập quán giao dịch của người dân Việt Nam và được sự bảo hộ của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế. Nhưng năng lực tài chính , năng lực quản trị điều hành và năng lực công nghệ thông tin lại là những điểm yếu không thể phủ nhận của các NHTM Việt Nam. Khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính vào năm 2011 thì các lợi thế bảo hộ sẽ không còn nên chắc chắn các NHTM Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu như họ không nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỢP NHẤT, SÁP NHẬP VÀ MUA LẠINGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
2.2.1 Hành lang pháp lý cho hoạt động M&A các NHTM tại Việt Nam2.2.1.1 Các luật điều chỉnh chung cho hoạt động M&A 2.2.1.1 Các luật điều chỉnh chung cho hoạt động M&A
Tại Việt Nam, qui định của Nhà nước liên quan đến hoạt động M&A được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ Luật Dân sự; Luật Cạnh tranh 2004; Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Chứng khoán 2006; Luật Đầu tư 2005.
Luật Doanh nghiệp năm 2005
Từ điều 150 đến điều 153 của luật này đã quy định về phân loại khái niệm và thủ tục hồ sơ đăng ký chia, tách, hợp nhất, hợp nhất DN. Luật Doanh nghiệp 2005 có một điểm mới so với luật Doanh nghiệp năm 1999: tỷ lệ biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua quyết định đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị ≥ 50% tổng giá trị tài sản của Công ty là 75% (trước đây: 65%) ÷ Quyền lợi của cổ đông thiểu số được bảo vệ hơn.
Luật Đầu tư năm 2005
Điều 21 và 25 trong luật này đã bổ sung hai hình thức đầu tư mới, đó là