trường.
- Tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán còn
yếu,
tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM.
- Năng lực quản trị thanh khoản tại các NHTM chưa tốt và sự thiếu hụt của cáccông cụ quản lý hữu hiệu của NHNN. công cụ quản lý hữu hiệu của NHNN.
- Ngoài ra còn có nguyên nhân căn bản xuất phát từ phía khách hàng. Trongđiều điều
kiện thông tin bất cân xứng, lại chưa minh bạch, một số khách hàng (kể cả pháp
nhân) đã rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, mua vàng, mua đô la Mỹ để tích trữ.. .đã làm tăng tính bất ổn của thị trường, nội và
ngoại tệ.
2.1.2.2 Năng lực hoạt động
a. Thị phần hoạt động
Hình 2.1 : Thị phần huy động vốn và thị phần tín dụng của NHTM Việt Nam
b. Tốc độ tăng trưởng
+ Tốc độ tăng trưởng huy động vốn
Sự phát triển của các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt mà các NHTM đã và đang triển khai đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc tăng tiết kiệm của dân cư. Từ những năm 90, lượng vốn huy động qua hệ thống NHTM tăng trưởng không ngừng với tốc độ nhanh và vững chắc. Do sự ổn định giá trị đồng Việt Nam cùng với việc giảm mức lạm phát từ phi mã xuống còn 1 con số, các NHTM Việt Nam đã phát huy được hiệu quả trong chiến lược huy động vốn từ dân chúng. Lượng vốn huy động của toàn hệ thống qua các năm đều tăng với
Nguồn: NHNNVN
Hình 2.2 : Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các NHTM giai đoạn 2005-2009 Từ năm 2008, tình hình huy động vốn của các NHTM giảm sút rõ rệt nguyên nhân là do lạm phát cao bùng phát, và năm 2009, Việt Nam đã có những
dấu hiệu rõ rệt về suy giảm kinh tế do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu. Do đó, để nâng cao khả năng huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các DN, các NHTM đã đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, hậu mãi, sự cạnh tranh nhìn chung là khá quyết liệt. Tuy nhiên có thể thấy là các NHTM Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng công cụ giá thấp để huy động vốn. Một số NHTM cũng sử dụng biện pháp mở rộng chi nhánh để tiến tới gần hơn với khách hàng, tuy nhiên, việc mở chi nhánh khá ổ ạt, chưa thực sự tính đến hiệu quả, gây khó khăn cho công tác quản trị, gia tăng rủi ro. Rõ ràng là với chính sách tăng lãi suất để huy động vốn ít nhiều sẽ làm giảm lợi nhuận của các NHTM.
+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Tín dụng tại các NHTMCP tăng trưởng mạnh do tác động của chương trình kích cầu kinh tế và nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng cao, cụ thể: năm 2007 tốc độ tăng trưởng lên tới 53,9%/năm, năm 2009 là 38%. Đây là một mức tăng trưởng quá cao, vượt xa mức trung bình của các NHTM trong khu vực (hầu hết các NHTM trong khu vực đều có mức tăng trưởng tín dụng dưới 10%, riêng Trung Quốc có mức tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng 20%/năm so với mức tăng trưởng GDP bình quân trên 10%/năm). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài đi đôi với năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế trong một môi trường kinh doanh đầy rủi ro có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng cao, xói mòn sự ổn định vĩ mô của hệ thống tiền tệ ngân
Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTMVN giai đoạn 2005-2009
Ngành ngân hàng vẫn đuợc đánh giá là ngành có tốc độ tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân trong vòng 5 năm từ 2005 đến 2009 là xấp xỉ 30% và sẽ giữ vững trong thời gian tới. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản nhanh cho thấy quy mô hoạt động của các NHTM Việt Nam ngày một
Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của NHTM Việt Nam so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn, tín dụng và GDP giai đoạn 2006-2009
c. Sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ
Điểm yếu rõ ràng và nổi bật nhất của các ngân hàng Việt Nam là sự đơn điệu về sản phẩm, dịch vụ và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập. Do không thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng đã khiến các NHTM Việt Nam chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng bắt đầu xuất hiện nhưng không đáng kể, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thu nhập và lợi nhuận của ngành. Ở các nước phát triển, một ngân hàng hiện đại có thể cung cấp tới khoảng 1.000 sản phẩm dịch vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau thì ở Việt Nam con số chỉ lên đến hàng chục sản phẩm. Khi lợi nhuận chủ yếu dựa vào cho vay truyền thống thì mức độ an toàn của các ngân hàng thấp vì hoạt động cho vay chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong thời gian gần đây (sau năm 2002 tới nay), tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm dịch vụ tài chính, tín dụng luôn cao hơn
tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam, đây là một dấu hiệu rất khả quan cho thấy năng lực hoạt động của các NHTM Việt Nam đang được cải thiện.
Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 18 năm 2009
Hình 2.5 : Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm, dịch vụ tài chính tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế
d. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Chất lượng thật sự của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thể hiện qua các yếu tố sau: đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn, độ chính xác cao, tốc độ xử lý giao dịch nhanh, thủ tục đơn giản với chi phí thấp nhất.