CÁC PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO TRONG HOẠCH ĐỊNH

Một phần của tài liệu PHẦN 1 CHƯƠNG 1: đại CƯƠNG về QUẢN TRỊ học (Trang 57 - 59)

HOẠCH ĐỊNH

Việc hoạch định là một quá trình quản trị mang tính chất suy diễn. Trong một số trƣờng hợp các nhà quản trị có thể đề ra phƣơng hƣớng hành động bằng cách dự báo. Dự báo là một quá trình sử dụng thông tin quá khứ và hiện tại để dự đoán những sự kiện tƣơng lai.

50 BÀI 3: CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH

Hiện nay các nhà quản trị thƣờng sử dụng bốn phƣơng pháp để dự báo tƣơng lai, đó là: linh cảm, khảo sát thị trƣờng, phân tích chuỗi thời gian và mô hình kinh tế lƣợng.

Ví dụ: dự báo khối lƣợng hàng bán ra.

- Linh cảm: nhà quản trị có thể dựa trên cơ sở những số liệu doanh số bán cũ, một số ý kiến nhận xét của khách hàng rồi phản đoán theo bản năng, cảm giác của mình để ƣớc tính doanh số bán tƣơng lai. Phƣơng pháp này tốn ít chi phí và thƣờng áp dụng cho các doanh nghiệp có thị trƣờng ổn định hay ít biến động ở mức có thể đoán đƣợc.

- Khảo sát thị trƣờng: ngoài các cơ sở dự đoán theo phƣơng pháp linh cảm, nhà quản trị có thể bổ sung thêm những thông tin qua việc khảo sát thị trƣờng vào dự đoán của mình. Kỹ thuật lấy mẫu thông kê càng chuẩn xác thì càng cung cấp thông tin có độ tin cậy cao. Lúc này, nhà quản trị có thể dự đoán thêm đƣợc cả độ tin cậy của dự báo doanh số bán tƣơng lai.

- Phân tích chuỗi thời gian: sự biến động của doanh số bán theo thời gian chịu tác động của ít nhất ba yếu tố: thời vụ, theo chu kỳ phổ biến của hoạt động kinh doanh và xu hƣớng trong một khoảng thời gian. Chẳng hạn, nhà quản trị doanh nghiệp kinh doanh quần áo thời trang biết rằng doanh số bán sẽ đạt mức cao nhất vào những tháng tết; họ cũng biết rõ tính chất chu kỳ của việc tiêu thụ vì một số ngƣời sẽ giảm mua quần áo thời trang khi thu nhập của họ giảm và ngƣợc lại. Để hoạch định dài hạn, nhà quản trị cũng phải hiểu biết một mức độ nhất định về xu hƣớng tiêu dùng quần áo thời trang. Sở thích của ngƣời tiêu dùng thay đổi theo thời gian và khi có những sản phẩm mới ra đời.

- Mô hình kinh tế lƣợng: Các mô hình kinh tế lƣợng cho phép đánh giá ảnh hƣởng của một số biến đến doanh số bán. Mô hình kinh tế lƣợng bắt đầu bằng việc nhận dạng những biến có ảnh hƣởng đến doanh số bán. Các giá trị của những biến này thu đƣợc của những năm trƣớc và đƣợc ghép với doanh số bán sản phẩm đó trong cùng năm. Tuy mô hình kinh tế lƣợng là cách thức tinh vi nhất chúng vẫn không đem lại hy vọng chính xác hoàn toàn nên vẫn cần có thêm phán đoán của nhà quản trị.

BÀI 3: CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH 51

Nhìn chung không có phƣơng pháp nào là hoàn hảo để dự báo tƣơng lai. Các phƣơng pháp đều cho những ƣớc tính có thể hợp lý nhƣng có thể không chính xác. Ngày nay, với những đột phá trong công nghệ xử lý thông tin, chúng ta hy vọng những dự báo sẽ ngày một chính xác hơn và nhờ vậy sẽ hƣớng dẫn tốt hơn việc hoạch định.

Một phần của tài liệu PHẦN 1 CHƯƠNG 1: đại CƯƠNG về QUẢN TRỊ học (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)