Lý thuyế tZ của William Ouchi

Một phần của tài liệu PHẦN 1 CHƯƠNG 1: đại CƯƠNG về QUẢN TRỊ học (Trang 124 - 125)

Dựa trên sự phân biệt giữa thuyết X và thuyết Y, Ouchi đã đƣa ra một thuyết mới – Thuyết Z. Ông cho xuất bản “Thuyết Z” vào 1981, cuốn sách đƣợc xếp vào loại bán chạy nhất nƣớc Mỹ. So sánh giữa tổ chức Nhật bản và tổ chức phƣơng Tây, ông tìm ra sự tƣơng phản giữa chúng qua bảng 2.2 sau:

BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ 117

DN Nhật (kiểu Z) DN Phƣơng Tây (kiểu A)

Việc làm suốt đời Việc làm giới hạn trong thời gian Đánh giá và đề bạt chậm (thâm niên) Đánh giá và đề bạt nhanh

Nghề nghiệp không chuyên môn hóa Nghề nghiệp chuyên môn hóa Cơ chế kiểm tra mặc nhiên Cơ chế kiểm tra hiển nhiên

Quyết định tập thể Quyết định cá nhân

Trách nhiệm tập thể Trách nhiệm cá nhân Quyền lợi toàn cục Quyền lợi có giới hạn

Bảng 8.1 : Bảng so sánh tổ chức kiểu Z và tổ chức kiểu A

Giá trị của thuyết Z nổi lên nhờ sự trình bày về vai trò của “một nền văn hóa kiểu Z” đối với sự phát triển nhanh và vững chắc của một tổ chức. Ông cho rằng văn hoá của tổ chức bao gồm một tập hợp biểu tƣợng, nghi lễ, huyền thoại, triết lý … cho phép truyền đạt đến ngƣời làm việc các giá trị và niềm tin nội thân của tổ chức, hạt nhân cuả văn hoá một tổ chức là triết lý kinh doanh của nó.

Ông đặc biệt chú trọng đến tinh thần và giá trị tập thể của phƣơng pháp quản lý Nhật bản. Trọng tâm và mục tiêu cơ bản của thuyết Z là quá trình công nghệ chuyển từ tổ chức kiểu A đến kiểu Z. Một số công ty lớn của Mỹ nhƣ Kodak, General Motors đã thành công khi áp dụng thuyết Z của ông.

Một phần của tài liệu PHẦN 1 CHƯƠNG 1: đại CƯƠNG về QUẢN TRỊ học (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)