Vào thập niên 1980, Robert H.Waterman và Thomas J.Peter đã đƣa ra một lý thuyết nhằm thúc đẩy các hoạt động quản trị đạt đến “sự tuyệt hảo”, hai ông đã đề ra tám nguyên tắc đem lại sự tuyệt hảo nhƣ sau:
- Khuynh hƣớng họat động : quy mô nhỏ sẽ hiệu quả hơn.
- Khách hàng : thỏa mãn cao nhất của khách hàng là ý thức chung của mọi thành viên, bộ phận, của cả tổ chức.
118 BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ
- Tự quản và mạo hiểm : chấp nhận rủi ro - thất bại, phải luôn đổi mới và đấu tranh, cơ cấu linh họat, khuyến khích tự do sáng tạo.
- Coi trọng nhân tố con ngƣời : phẩm giá con ngƣời đƣợc xem trọng; biết nuôi dƣỡng lòng nhiệt tình, lòng tin và tình cảm gia đình của mọi ngƣời; khuyến khích mọi ngƣời giữ bầu không khí làm việc vui vẻ, thoải mái và cảm thụ đƣợc ý nghĩa về sự hoàn thành nhiệm vụ.
- Phổ biến và thúc đẩy các giá trị chung của tổ chức nhƣ triết lý của tổ chức, phẩm chất cá nhân đƣợc thảo luận công khai trƣớc tập thể, cũng cố các hệ thống tín điều của công ty, nhà quản trị phải tích cực và lời nói phải đi đôi với việc làm.
- Sâu sát và gắn bó chặt chẽ công ty: nhà quản trị phải luôn gắn bó công ty, chú trọng phát triển từ bên trong, không thôn tính hoặc mua lại.
- Hình thức tổ chức đơn giản, nhân sự gọn nhẹ : quyền lực càng phân tán càng tốt, nhân sự hành chính gọn nhẹ, nhân tài đƣợc tung vào thƣơng trƣờng.
- Quản lý tài sản chặt chẽ và hợp lý
Trƣờng phái quản trị tuyệt hảo của hai ông có các ƣu, nhƣợc điểm sau: - Ƣu điểm: đề cao nhân tố con ngƣời.
- Nhƣợc điểm: nhấn mạnh sự phát triển tự thân, xem trọng những nội lực bên trong tổ chức mà chƣa đánh giá đúng mức môi trƣờng bên ngoài.