Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm

Một phần của tài liệu PHẦN 1 CHƯƠNG 1: đại CƯƠNG về QUẢN TRỊ học (Trang 81 - 83)

Hình 4.6: Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm

- Đặc điểm: Mô hình này lấy cơ sở là các dãy sản phẩm để thành lập các bộ phận hoạt động. Bộ phận phụ trách sản phẩm có trách nhiệm hoạt động trên nhiều thị trƣờng khác nhau về sản phẩm đó.

- Ƣu điểm: Có thể phát triển tốt sản phẩm với tầm nhìn khá tổng quát về thị trƣờng của riêng từng sản phẩm.

- Nhƣợc điểm: Khả năng hợp tác các bộ phận kém, dễ dẫn tới tính cục bộ giữa các bộ phận, từ đó ít quan tâm đến phát triển toàn diện của tổ chức. Cơ cấu này cũng đòi hỏi trình độ quản lý khác nhau đối với từng dãy sản phẩm nên chi phí quản lý cao. Việc phát triển và đào tạo nhân sự trong tổ chức cũng hạn chế.

TÓM TẮT

Chức năng tổ chức là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động trong đó tập trung vào 2 loại hoạt động chính là xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hình thành mối quan hệ quyền hạn trách nhiệm giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức. Tổ chức quản trị cần phải chú ý 3 vấn đề mang tính khoa học là tầm hạn quản trị, quyền lực và phân cấp. TỔNG GIÁM ĐỐC Dãy sản phẩm A Dãy sản phẩm c Dãy sản phẩm B

74 BÀI 4: CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

Có nhiều loại cơ cấu tổ chức khác nhau, mỗi cơ cấu có những ƣu nhƣợc điểm riêng và phù hợp trong những trƣờng hợp nhất định, gồm 6 mô hình cơ bản sau: trực tuyến, chức năng, trực tuyến- chức năng, ma trận, tổ chức theo sản phẩm và tổ chức theo địa lý. Để chọn lựa một cơ cấu tổ chức hợp lý cần tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, chú ý các yếu tố ảnh hƣởng và đặc biệt phải bảo đảm thực hiện chính xác qui trình xây dựng cơ cấu tổ chức.

Việc phân chia quyền lực trong tổ chức là một nội dung quan trọng trong tổ chức quản trị. Linh hồn của phân chia quyền lực là quá trình ủy quyền, nó vừa mang tính khoa học vừa thể hiện nghệ thuật trong quản trị. Do đó cần tuân thủ triệt để các nguyên tắc và qui trình ủy quyền nhƣng đồng thời cần hiểu rõ các yếu tố tác dộng đến ủy quyền nhằm sử dụng hiệu quả công cụ quản trị quan trọng này.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày các nguyên tắc của tổ chức quản trị. Tại sao nguyên tắc thống nhất chỉ huy lại quan trọng? Trong thực tế tại sao đây là nguyên tắc khó thực hiện?

2. Bạn hiểu thế nào về tầm hạn quản trị. Khi nào sử dụng tầm hạn rộng, khi nào sử dụng hẹp?

3. Phân biệt cấu trúc chức năng và cấu trúc trực tuyến.

4. Muốn xoá bỏ các tầng nấc trung gian trong một tổ chức cần giải quyết các vấn đề gì.

5. Trình bày công tác tổ chức của các bậc quản trị. 6. Những ƣu và nhƣợc điểm của cấu trúc ma trận.

7. Tại sao phải uỷ quyền? Các yêu cầu đối với ủy quyền là gì?

8. Phân tích nhận xét của Dick Cacson: “có từ 70 đến 80% những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện mục tiêu là do ảnh hƣởng của công tác tổ chức”.

Một phần của tài liệu PHẦN 1 CHƯƠNG 1: đại CƯƠNG về QUẢN TRỊ học (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)