Để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát, cần thực hiện theo các nguyên tác kiểm soát sau đây:
- Việc kiểm soát phải trên cơ sở mục tiêu, chiến lƣợc của tổ chức và phải phù hợp với cấp bậc của đối tƣợng đƣợc kiểm soát. Chẳng hạn, kiểm soát họat động bán hàng sẽ khác kiểm soát bộ phận tài chính, kiểm soát công tác của phó giám đốc khác kiểm soát công tác của tổ trƣởng.
- Việc kiểm soát phải đƣợc thiết kế theo yêu cầu của nhà quản trị. Kiểm soát là nhằm làm cho nhà quản trị nắm bắt đƣợc những vấn đề đang xảy ra mà họ quan tâm. Vì vậy việc kiểm soát phải xuất phát từ những nhu cầu riêng của mỗi nhà quản trị để cung cấp cho họ những thông tin phù hợp.
- Việc kiểm soát phải đƣợc thực hiện tại những điểm trọng yếu, những yếu tố có ý nghia đối với hoạt động của tổ chức. Đó là các điểm phản ảnh rõ nhất mục tiêu, tình trạng không đạt mục tiêu, đo lƣờng tốt nhất sự sai lệch, biết đƣợc ai là ngƣời chịu trách nhiệm về sự thất bại, ít tốn kém nhất, tiêu chuẩn kiểm tra hiệu quả nhất.
- Việc kiểm soát phải khách quan. Nếu việc kiểm soát đƣợc thực hiện với những định kiến, thiên vị… sẽ cho kết quả không đúng, sai lệch.
92 BÀI 6: CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT
- Việc kiểm soát phải phù hợp với văn hóa tổ chức, phù hợp với bầu không khí của tổ chức. Nếu không nhƣ vậy sẽ tạo ra những căng thẳng, mâu thuẫn không đáng có.
- Việc kiểm soát phải tiết kiệm. Hoạt động kiểm soát luôn đòi hỏi những chi phí nhất định. Do vậy cần phải tính toán để làm sao hoạt động kiểm soát đƣợc tiết kiệm nhất.
- Việc kiểm soát phải đƣa đến các hành động. Việc kiểm soát chỉ có hiệu quả khi nếu có những sai lệch thì đƣợc tiến hành sửa sai, điều chỉnh. Nếu không thì việc kiểm soát sẽ trở nên vô nghĩa.