+ Lắng nghe: nhà quản trị tạo cơ hội cho các bên làm dịu cảm xúc để cùng lắng nghe nhau, thậm chí có thể sử dụng quyền lực để chấm dứt sự xung đột không còn kiểm soát và nhà quản trị cũng qua đó có sự thấu đáo, khách quan khi giải quyết vấn đề.
+ Ra quyết định đình chiến: do thông thƣờng các xung đột khó có thể giải quyết đƣợc ngay và thời gian tìm ra bản chất của vấn đề là rất lâu.
+ Tìm gặp các bên liên quan tìm hiểu thông tin nhằm trả lơi các câu hỏi sau: Quan điểm của 2 bên là gì?, Tại sao họ lại có quan điểm nhƣ vậy?, Lợi ích của họ trong “vụ xung đột”?, Họ đánh giá về đối phƣơng nhƣ thế nào?, và tại sao họ cho rằng nhƣ vậy?
+ Đƣa ra các phƣơng pháp giải quyết xung đột: thắng – thua, thua – thua, thắng – thắng.
BÀI 5: CHỨC NĂNG ĐIỀU KHIỂN 89
TÓM TẮT
Có kế hoạch và tổ chức chặt chẽ là điều kiện cần, muốn quản trị hiệu quả thì nhất thiết phải biết cách lãnh đạo và động viên, đó là điều kiện đủ. Muốn có nhân viên giỏi phải biết cách tuyển dụng và đào tạo, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực của mình.
Để tiến hành tổ chức một cách hiệu quả nhà quản trị cần biết lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp trong tình huống cụ thể.
Nhà quản trị phải am hiểu các lý thuyết động viên và biết cách áp dụng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của tổ chức.
Nhà quản trị cũng cần hiểu rõ quá trình thông tin và các phƣơng pháp giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong tổ chức để thúc đẩy nỗ lực của nhân viên hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm điều khiển và phân tích các nguyên tắc của nó. 4. Động viên là gì? Trình bày tóm lƣợc các lý thuyết động viên.
5. Trong quản trị hiện nay, tổ chức cần xây dựng những chính sách động viền gì. 6. Lãnh đạo là gì. Phân tích các nguyên tắc lãnh đạo.
7. Theo bạn phong cách lãnh đạo nào là tối ƣu nhất của nhà quản trị 8. Phân tích tầm quan trọng của quản trị xung đột