HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC

Một phần của tài liệu PHẦN 1 CHƯƠNG 1: đại CƯƠNG về QUẢN TRỊ học (Trang 59 - 60)

3.4.1 Khái niệm

Trƣớc khi nhà quản trị sản xuất, marketing, nhân lực… có thể xây dựng đƣợc những kế hoạch cho bộ phận của mình, thì cần phải xây dựng một kế hoạch cho toàn bộ tổ chức. Nếu không thì các kế hoạch của từng bộ phận đƣợc xây dựng một cách tự phát, thậm chí là mâu thuẫn nhau giữa bộ phận này và bộ phận khác. Lập kế hoạch tổng thể cho toàn bộ tổ chức trong dài hạn thƣờng đƣợc gọi là hoạch định chiến lƣợc.

Hoạch định chiến lƣợc liên quan đến việc xác định những mục tiêu dài hạn, bao quát toàn bộ tổ chức và chiến lƣợc hành động để thực hiện mục tiêu. Thông thƣờng, các tổ chức có thể hƣớng vào xây dựng bốn loại chiến lƣợc sau: ổn định, phát triển, cắt giảm và phối hợp ba chiến lƣợc đó.

- Chiến lƣợc ổn định: là không có những thay đổi đáng kể. Chẳng hạn không tạo ra sản phẩm mới mà chỉ phục vụ sản phẩm cũ, duy trì thị phần, lợi nhuận….

- Chiến lƣợc phát triển: là tăng thêm mức hoạt động của tổ chức. Cụ thể là tăng thêm thị phần, thị trƣờng, sản phẩm, khách hàng, doanh thu, lợi nhuận…. Nhìn chung các nhà quản trị rất yêu thích chiến lƣợc này.

- Chiến lƣợc cắt giảm: là giảm bớt kích thƣớc hay tính đa dạng của những hoạt động của tổ chức. Nhìn chung nếu phải áp dụng chiến lƣợc này có nghĩa là các nhà quản trị không còn sự lựa chọn nào khác.

- Chiến lƣợc phối hợp: là sử cùng lúc nhiều chiến lƣợc khác nhau, chẳng hạn thu hẹp bộ phận này nhƣng lại mở rộng bộ phận khác.

Nhìn chung, hoạch định chiến lƣợc liên quan đến nhiều định nghĩa, sử dụng nhiều công cụ nên đây là công việc khá phức tạp. Để hiểu rõ thêm về vấn đề này cần

52 BÀI 3: CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH

tham khảo thêm tài liệu về quản trị chiến lƣợc, chiến lƣợc kinh doanh. Đây cũng là hai chủ đề quan trọng của ngành quản trị kinh doanh.

Một phần của tài liệu PHẦN 1 CHƯƠNG 1: đại CƯƠNG về QUẢN TRỊ học (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)