Phong cách lãnh đạo

Một phần của tài liệu PHẦN 1 CHƯƠNG 1: đại CƯƠNG về QUẢN TRỊ học (Trang 91 - 94)

Phong cách lãnh đạo là cách thức theo đó ngƣời lãnh đạo cử xử đối với các nhân viên dƣới quyền và phạm vi các vấn đề mà họ đƣợc phép ra quyết định.

5.2.2.1Phân loại theo mức độ tập trung quyền lực

Theo Kurt Lewin có 3 phong cách lãnh đạo chủ yếu sau đây:

- Phong cách độc đoán. Là phong cách trong đó ngƣời lãnh đạo sẽ trực tiếp ra các quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của ngƣời dƣới quyền.

+ Đặc điểm: Cấp dƣới chỉ đƣợc cấp trên cung cấp thông tin để thực hiện nhiệm vụ, các chỉ thị, mệnh lệnh đƣợc đề ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của ngƣời

lãnh đạo, thông tin một chiều từ trên xuống là chủ yếu, rất ít ở dƣới lên. + Ƣu điểm: Giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng kịp thời.

+ Nhƣợc điểm: Chủ quan, không phát huy đƣợc sáng tạo, kinh nghiệm của cấp dƣới

- Phong cách dân chủ. Là phong cách trong đó ngƣời lãnh đạo ra các quyết định trên cơ sở bàn bạc trao đổi và tham khảo ý kiến của cấp dƣới.

+ Đặc điểm: Thu hút ngƣời lao động tham gia vào công tác quản trị; ngƣời lãnh đạo chỉ giải quyết các vấn đề quan trọng, còn lại giao cho cấp dƣới; thông tin 2 chiều: từ trên xuống và từ dƣới lên. Các thành viên có quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Ƣu điểm: Khai thác đƣợc những sáng kiến, kinh nghiệm của những ngƣời dƣới quyền, từ đó tạo ra thỏa mãn cho họ vì đƣợc thực hiện công việc do chính mình đề ra.

+ Nhƣợc điểm: Tốn kém thời gian, tiền bạc.

- Phong cách tự do. Là phong cách trong đó ngƣời lãnh đạo cho phép ngƣời dƣới quyền ra các quyết định riêng của mình và họ ít tham gia vào việc ra quyết định.

+ Đặc điểm: Ngƣời lãnh đạo rất ít tham gia vào hoạt động của tập thể, thƣờng chỉ nêu ý tƣởng rồi giao hết quyền hạn và trách nhiệm cho cấp dƣới; cấp dƣới đƣợc tự do ra quyết định, đƣợc hành động theo cách mà họ cho là tốt nhất; thông tin theo chiều ngang là chủ yếu giữa các thành viên với nhau, từ lãnh đạo xuống rất ít.

84 BÀI 5: CHỨC NĂNG ĐIỀU KHIỂN

+ Nhƣợc điểm: Dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn vô chính phủ trong tổ chức.

5.2.2.2 Phân loại theo mức độ quan tâm đến công việc và quan

tâm đến con ngƣời

Theo mô hình của Đại học bang OHIO thì căn cứ vào mức độ quan tâm của nhà quản trị đến công việc và con ngƣời có thể chia thành bốn loại phong cách lãnh đạo (theo hình vẽ):

Quan điểm của các nhà nghiên cứu ở Đại học OHIO cho rằng phong cách S2 là tốt nhất, tuy nhiên trên thực tế điều này không phải luôn luôn đúng trong mọi tình huống.

BÀI 5: CHỨC NĂNG ĐIỀU KHIỂN 85

5.2.2.3 Sơ đồ lƣới thể hiện phong cách lãnh đạo của R.Blake và

J.Mouton

Sơ đồ lƣới về phong cách lãnh đạo đƣợc xây dựng căn cứ trên mức độ quan tâm đến sản xuất (công việc) và mức độ quan tâm đến con ngƣời, nhƣng ở đây các mức độ đƣợc phân biệt chi tiết hơn.

- Phong cách 1.1: Nhà quản trị thể hiện sự quan tâm đến công việc và con ngƣời ở mức thấp, hiệu quả đối với trƣờng hợp công việc tiến triển tốt, trình độ và nhận thức của cấp dƣới đƣợc nâng cao và theo đó thì mức độ ủy quyền cao. Ngƣợc lại sẽ làm hoạt động tổ chức xấu đi khi nội bộ trì trệ và cấp dƣới thiếu khả năng làm việc độc lập.

- Phong cách 1.9: Nhà quản trị quan tâm tối đa đến con ngƣời nhƣng ít quan tâm đến công việc. Phong cách này mang tính xuê xoa kiểu gia đình, chú trọng duy trì mối quan hệ nên trong trƣờng hợp quá trình sản xuất – kinh doanh chƣa tốt thì công việc sẽ không đạt kết quả nhƣ mong đợi.

86 BÀI 5: CHỨC NĂNG ĐIỀU KHIỂN

- Phong cách 9.1: Nhà quản trị quan tâm tối đa đến công việc nhƣng ít quan tâm đến con ngƣời, còn gọi là phong cách độc đoán.

- Phong cách 9.9: Nhà quản trị quan tâm tối đa đến công việc và đến con ngƣời. Cơ sở của phong cách này là tinh thần đồng đội, nhà quản trị hƣớng nhân viên đến sự toàn tâm, toàn ý trong công việc thông qua sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau

Phong cách 5.5: Nhà quản trị quan tâm đến công việc và con ngƣời ở mức độ vừa phải.

5.2.2.4 Lựa chọn phong cách lãnh đạo

Không có một phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất cho mọi trƣờng hợp. Thƣờng ngƣời ta dựa vào một số yếu tố để lựa chọn phong cách lãnh đạo tối ƣu nhƣ sau:

- Đặc điểm của ngƣời dƣới quyền: Trình độ và kinh nghiệm, tuổi tác, cá tính... - Đặc điểm của tổ chức: Loại tổ chức, sự tán đồng ý kiến của các thành viên… - Phong cách của lãnh đạo cấp trên: độc đoán, dân chủ...

- Các tình huống cụ thể: bất ngờ, bất đồng nhóm, gây hoang mang…..

- Đặc điểm của nhà lãnh đạo: một trong 3 phong cách có một phong cách tự nhiên nhất đối với nhà lãnh đạo.

Một phần của tài liệu PHẦN 1 CHƯƠNG 1: đại CƯƠNG về QUẢN TRỊ học (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)