CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.2 Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực
1.2.3.1 Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên
Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là một hoạt động quan trọng trong công tác quản trị NNL. Việc đánh giá không chỉ mang ý nghĩa định lượng mà cịn có ý nghĩa cơng nhận khả năng và thành tích của nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định. Quản trị nguồn nhân lực có thành cơng hay khơng phần lớn là dựa vào cách quản lý của doanh nghiệp có khách quan, cơng bằng và cấp quản trị có đánh giá được đúng thành tích, khả năng của nhân viên đóng góp cho doanh nghiệp. Qua đó, việc đánh giá thành tích cơng việc là cơ sở để doanh nghiệp có những quyết định khen thưởng, lương bổng động viên hoặc kỹ thuật một cách công bằng.
Nội dung của đánh giá thành tích cơng việc. Trải qua các giai đoạn sau:
- Xác định yêu cầu đánh giá;
- Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp;
- Huấn luyện các nhà quản trị và những người làm công tác đánh giá; - Thảo luận với nhân viên về nội dung đánh giá;
- Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc; - Thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá;
- Xác định mục tiêu mới và hướng phấn đấu cho nhân viên.
Phương pháp đánh giá:
- Phương pháp bảng điểm: Đánh giá nhân viên theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau,
mỗi tiêu chuẩn được chia thành 5 mức độ; yếu, trung bình, khá, tốt, xuất sắc tương ứng với mỗi tiêu chuẩn là mức điểm từ 1- 5. Phương pháp này khá phổ biến vì nó đơn giản, thuận tiện.
- Phương pháp quan sát hành vi: Được thực hiện trên cơ sở quan sát hành vi thực
hiện công việc của nhân viên, căn cứ vào hai yếu tố là số lần xuất hiện và tần số nhắc lại của các hành vi. Nhà quản trị sẽ căn cứ vào những thành tích hoặc thiếu sót lớn, nhỏ, số lần nhắc nhở để đánh giá nhân viên tốt hay chưa tốt. (Trần Kim Dung, 2013)
Lợi ích của hệ thống đánh giá thành tích cơng việc:
- Đối với doanh nghiệp: Người quản lý thường có ấn tượng về thành tích cơng việc cá nhân của nhân viên cấp, hiện tượng phổ biến là người quản lý khơng có được một bức tranh rõ nét, hoàn chỉnh và khách quan về nhân viên cấp dưới của mình. Do đó một hệ thống đánh giá thành tích cơng việc chính thức sẽ giúp khắc phục được phần nào khiếm khuyết này. Hệ thống đánh giá chính thức của doanh nghiệp là một phương tiện khuyến khích người quản lý đưa ra các ý kiến phản hồi một cách đầy đủ cần thiết hoặc thích đáng đối với nhân viên cấp dưới, giúp cho nhân viên cấp dưới có thể điều chỉnh kịp thời theo hướng có lợi cho bản thân họ và cho doanh nghiệp.
- Đối với cá nhân: Nếu trong doanh nghiệp khơng có một hệ thống đánh giá cơng việc chính thức thì bản thân mỗi cá nhân nhân viên cũng sẽ gặp phải nhiều bất lợi: họ sẽ không nhận ra được những tiến bộ cũng như sai sót hay lỗi của mình trong cơng việc; họ sẽ khơng có cơ hội được đánh giá xem mình có thể được xem xét đề bạt hay không; họ sẽ không được xác định và sửa chữa các yếu điểm của mình thơng qua đào tạo; và họ sẽ ít có cơ hội trao đổi thơng tin với cấp quản lý...
Với lợi ích mà hệ thống đánh giá thành tích cơng việc đem lại bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua việc xem xét và triển khai nó. Đây thực sự là một cơ hội để doanh nghiệp vươn lên trong mơi trường ngày nay khi mà tính cạnh tranh ngày càng gay gắt.