CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.5 Đặc điểm nguồn nhân lực của ngành dược tại Việt Nam
NNL của ngành dược có đặc thù khác biệt với những ngành sản xuất kinh doanh khác, được khái quát thông qua một số đặc trưng cơ bản của ngành như sau:
Các loại hình nhân lực dược:
- Ở Việt Nam, nhân lực dược đa dạng về loại hình bao gồm: Tiến sĩ Dược, Thạc sĩ Dược, Dược sĩ chuyên khoa, Dược sĩ đại học, Dược sĩ cao đẳng, Dược sĩ trung cấp, Dược tá, Công nhân kĩ thuật dược, Kỹ thuật viên dược.
- Nhân lực dược hiện nay là thiếu ở hầu hết các loại hình, đặc biệt là trình độ đại học, sau đại học. Phân bố nhân lực dược không đồng đều giữa các vùng miền và các lĩnh vực, tập trung quá nhiều vào lĩnh vực kinh doanh, phân phối.
- Tỷ lệ trung bình dược sĩ đại học trong cả nước hiện đạt 1,76 Dược sĩ đại học/10.000 dân. Con số này cơ bản đáp ứng được chỉ tiêu mà Ðảng và Chính phủ đã giao cho ngành Y tế. Tuy nhiên, phân bố dược sĩ rất không đồng đều.
Một số đặc điểm nhân lực ngành dược tại Việt Nam:
- Theo thống kê, mười tỉnh, thành phố phát triển là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An, Ðồng Nai, An Giang, Ðồng Tháp, Bình Dương đã chiếm 64,34% số lượng Dược sĩ đại học. Trong khi đó, con số này đối với 10 tỉnh khó khăn là: Lai Châu, Ðiện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Hịa Bình, Bắc Cạn, Kon Tum, Ðắk Nơng, Ðắk Lắk, Ninh Thuận thì chỉ có 2,84% tổng số Dược sĩ.
- Ðể đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, nhu cầu nhân lực dược nước ta ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Xét theo khía cạnh phân bố nguồn nhân lực dược, có thể thấy khối các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược tiếp tục thu hút nhiều Dược sĩ hơn so với khối cơ quan hành chính, sự nghiệp như các sở y tế, trung tâm y tế, bệnh viện hay viện nghiên cứu.
- Nhằm bổ sung đủ nhân lực lĩnh vực dược chỉ có cách duy nhất là tăng cường đào tạo. Chủ trương chung của Bộ Y tế là mở rộng mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học dược trên tồn quốc. Như vậy sẽ giải quyết được tình trạng mất cân đối nguồn nhân lực giữa các vùng sâu, vùng xa, vùng cịn nhiều khó khăn.
- Mục tiêu của đề án phát triển nguồn nhân lực dược là đến năm 2020, hơn 90% số giảng viên đại học và hơn 70% số giảng viên cao đẳng dược có trình độ sau đại học, hơn 75% số giảng viên đại học và 20% số giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ; hơn 50% số giáo viên trung cấp có trình độ sau đại học.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã cơ bản nêu được về cơ sở lý thuyết về quản trị NNL, gồm: Nêu ra khái niệm, vai trò và ý nghĩa của quản trị NNL; các chức năng cơ bản của quản trị NNL như: nhóm thu hút NNL, nhóm đào tạo phát triển NNL, nhóm duy trì NNL; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị NNL bao gồm: các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Đánh giá hoạt động quản trị NNL đối với các doanh nghiệp.
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết về quản trị NNL ở chương 1 sẽ giúp cho tác giả có đủ cơ sở để tiếp tục phân tích thực trạng quản trị NNL đồng thời từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Phong Phú ở những chương sau của đề tài này.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHONG PHÚ