Cấu trúc hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 25 - 29)

8. Đóng góp của Luận văn

1.3.1 Cấu trúc hoạt động đào tạo

Cấu trúc của hoạt động đào tạo là một hệ thống các thành tố vận động và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với nhau.

Theo cách tiếp cận truyền thống, cấu trúc hoạt động đào tạo bao gồm các thành tố cơ bản như: đối tượng của hoạt động đào tạo; chủ thể của hoạt động đào tạo; mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo; môi trường, phương tiện, hình thức tổ chức, kết quả đào tạo.

1.3.1.1 Mục tiêu hoạt động đào tạo

Thuật ngữ mục tiêu được hiểu là "đích đặt ra, cần phải đạt tới đối với công tác, nhiệm vụ".

Cũng như bất kỳ hoạt động nào, hoạt động đào tạo đều hướng tới mục tiêu đào tạo nhất định phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, các ngành sản xuất dịch vụ, khoa học công nghệ và cá nhân. Mục tiêu cuối cùng của đào tạo không phải là khẩu hiệu chung mà phải là cái đích cụ thể, cái đích ấy phải hình dung được, kiểm nghiệm được, đánh giá được...

" Mục tiêu của đào tạo là một phạm trù cơ bản của giáo dục học, phản ánh trước sản phẩm dự kiến của hoạt động đào tạo. Mục tiêu đào tạo vừa là cơ sở xuất phát của quá trình đào tạo, vừa là chuẩn đánh giá của sản phẩm đào tạo. Mục tiêu đào tạo quy định tính chất và phương hướng của quá trình đào tạo, quy định nội dung, phương thức, cách thức tổ chức quá trình đào tạo".

Trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, mục tiêu là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

1.3.1.2 Nội dung đào tạo

Nội dung đào tạo được quy định bởi mục tiêu đào tạo nhưng đồng thời lại phục vụ cho việc thực hiện tốt mục tiêu đào tạo, quy định việc lựa chọn

phương thức dạy học.

Nội dung đào tạo phải thỏa mãn nhu cầu của người đi học, đáp ứng đúng các kỹ năng, kiến thức người được đào tạo đang thiếu, cần cập nhật hoặc nâng cao trình độ. Nội dung đào tạo không chỉ mang tính chất lý thuyết, thiên về các định nghĩa, nguyên tắc, yêu cầu mà cần nhấn mạnh vào giải thích các kỹ năng: làm gì, làm như thế nào, trong điều kiện hoàn cảnh nào,...

Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo.

1.3.1.3 Chương trình đào tạo

"Chương trình đào tạo phản ánh mục tiêu đào tạo cụ thể của nhà trường, đồng thời hướng đến đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của xã hội. Chương trình đào tạo phải đảm bảo tính mềm dẻo, được cập nhật thường xuyên".

"Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, mỗi nghề".

1.3.1.4. Hoạt động dạy học

"Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên. Trong đó, dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học viên có vai trò tự giác,

chủ động, tích cực. Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học không thể diễn ra".

Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện qua mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, chương trình của hai hoạt động này.

1.3.1.5. Điều kiện phục vụ dạy học

Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo, điều kiện phục vụ hoạt động dạy và học là yếu tố quan trọng, góp phần quyết định của sự thành công, đặc biệt đối với đào tạo nghề, cần phải có cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại, hệ thống giáo trình đầy đủ chuẩn xác... để tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong quá trình học nghề. Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì không thể có chất lượng đào tạo.

1.3.1.6. Kiểm tra, thi và đánh giá

Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh.

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc.

Kiểm tra đánh giá là hai mặt của một quá trình. Kiểm tra là thu thập thông tin, số liệu, bằng chứng về kết quả đạt được. Đánh giá là so sánh, đối chiếu với mục tiêu dạy học đưa ra những kết luận về thực trạng đạt được. Kiểm tra, đánh giá gắn liền với nhau trong quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)