8. Đóng góp của Luận văn
2.2.1 Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ về công tác đào tạo nghề của Trung tâm.
Đánh giá thực trạng quản lý công tác đào tạo nghề của Trung tâm.
Dựa trên những kết quả điều tra xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác đào tạo nghề của Trung tâm.
2.2.2. Nội dung, phương pháp và đối tượng khảo sát
- Chúng tôi đã xây dựng bộ công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến nhằm làm rõ thực trạng hoạt động đào tạo nghề và QL hoạt động đào tạo tại Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định về các mặt cơ bản sau:
Quản lý công tác tuyển sinh
Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề Quản lý hoạt động giảng dạy của GV
Quản lý hoạt động học tập của HV
Quản lý sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động ĐTN Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả ĐTN
Quản lý công tác liên kết, hợp tác đào tạo nghề với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp
- Để có kết quả một cách khách quan, tác giả đề tài tiến hành PP điều tra thông qua Phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá của 40 CBQL, GV và một số GV thường xuyên hợp đồng thỉnh giảng với Trung tâm.
2.2.3. Cách xử lý số liệu
xuyên, thường xuyên, bình thường và không thường xuyên.
- Đánh giá về kết quả thực hiện tác giả đưa ra 04 mức độ: Tốt, khá, trung bình, chưa tốt.
Sau khi thu hồi phiếu về, chúng tôi kiểm tra từng phiếu xem các phiếu trả lời có hợp lệ không. Kết quả kiểm tra các phiếu trả lời đều hợp lệ.
Sau khi kiểm tra, chúng tôi sắp xếp phân loại các câu hỏi theo mục đích và nội dung nghiên cứu từng phần.
Tính tỉ lệ % khi đánh giá các chức năng quản lý.
Sau đó tổng hợp số liệu và đưa kết quả bằng bảng biểu.
Ngoài các PP nêu trên, tác giả còn sử dụng các PP hỗ trợ khác làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu: PP phỏng vấn, PP quan sát.
2.3. Thực trạng về hoạt động đào tạo nghề của Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
2.3.1. Quy mô, ngành nghề, các điều kiện đảm bảo cho đào tạo nghề
Quy mô đào tạo hàng năm của Trung tâm thực hiện chỉ tiêu đào tạo nghề cho người lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh khoảng 300 HV. Các ngành nghề được tổ chức đào tạo gồm: Nhóm nghề phi nông nghiệp: Điện Dân dụng, Điện Công nghiệp, Điện tử dân dụng, Hàn điện, Tiện (Cắt giọt kim loại), Sửa chữa máy nông cơ, May công nghiệp, tin học ứng dụng và kỹ thuật chế biến món ăn. Nhóm nghề nông nghiệp: Thú y và Chăn nuôi.
Thời gian đào tạo 3 tháng, hình thức đào tạo chủ yếu dạy lưu động tại các xã, phường, một số nghề phi nông nghiệp được tổ chức dạy trung tâm. Đối tượng học nghề đa dạng, phong phú, người học nghề thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội: Lao động xã hội, loa động nông thôn thuộc hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, v.v…
Về CSVC, trang TBDN được đầu tư mới nhìn chung còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao CLĐTN. Vấn đề huy
động xã hội hóa đã và đang thực hiện trong các năm trở lại đây, tuy nhiên mức độ huy động xã hội hóa chưa cao. Vì vậy, Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định vẫn còn khó khăn trong hoạt động dạy nghề.