8. Đóng góp của Luận văn
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo tỉnh Bình
Bình Định và Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ
2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo tỉnh Bình Định
2.1.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội
Bình Định nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, là 1 trong 5 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, có diện tích tự nhiên là 6.039 km2; theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 1/4/2009 là 1.485.943 người; trong đó dân số khu vực nông thôn chiếm khoảng 72,2%, dân số khu vực thành thị chiếm khoảng 27,8%, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 83,3% (Nguồn số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định cung cấp).
Cơ cấu hành chính tỉnh Bình Định gồm 09 huyện; 01 thị xã An Nhơn và 01 thành phố Quy Nhơn. Bình Định bao gồm 159 xã và 33 phường, thị trấn, trong đó có 03 huyện miền núi, 41 xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, số hộ nghèo chiếm 6,62% tổng số hộ trong toàn tỉnh. Thành phố Quy Nhơn đã được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định theo Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ, dân số hơn 280.000 người.
Bình Định có vị trí địa lý kinh tế đặc biệt quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế, nằm ở trung điểm của trục giao thông đường sắt, đường bộ Bắc - Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan thông qua
Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Hiện nay, Bình Định đã và đang tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng theo quy hoạch 9 Khu công nghiệp với tổng diện tích là 1.761 ha, 37 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.519,37 ha, đặc biệt là Khu kinh tế Nhơn Hội (12.000 ha, trong đó có 1.300 ha khu công nghiệp); phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà tỉnh có lợi thế là công nghiệp chế biến lâm - nông - thuỷ sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, giày da, may mặc, cơ khí, cảng biển nước sâu, sản xuất lắp ráp đồ điện, điện tử, sản xuất điện, phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải, thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông....
Hàng năm, tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng khoảng 10,94%. Trong đó, Nông - Lâm - Thủy sản tăng 7,5%; Công nghiệp và Xây dựng tăng 16,85%; Dịch vụ tăng 10,2%. Quốc phòng, an ninh tiếp tục ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Ngoài lợi thế này, Bình Định có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào. Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/04/2009), Bình Định được xác định sẽ trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về KT-XH, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Trong đó mục tiêu cụ thể phát triển KT-XH đến năm 2020 là:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ năm 2006 đến năm 2020 đạt 14,8%. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 là 2.200 USD và năm 2020 là 4.000 USD.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể: Năm 2010 tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 37,4%, ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp chiếm 27,6%, ngành dịch vụ chiếm 35%; đến năm 2015 tỷ trọng này tương ứng là: 40% - 22% - 38% và năm 2020 là: 43% - 16% - 41%.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD vào năm 2015 và 1,4 tỷ USD năm 2020.
- Tỷ lệ đô thị hoá đạt đến năm 2015 là 45% và năm 2020 là 52%. - Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 là 47% và năm 2020 là 49%.
- Giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên mỗi năm 0,6% và ổn định dân số tự nhiên sau năm 2010.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10% vào năm 2010 và cơ bản không còn hộ nghèo vào năm 2015. Đến năm 2015 đảm bảo 100% dân cư có nguồn nước sạch cho sinh hoạt.
- Phấn đấu nâng số lượng lao động được giải quyết việc làm khoảng 25.000 - 30.000 lao động/năm thời kỳ sau năm 2010; trong đó, nhu cầu việc làm của lao động trong tỉnh hàng năm là 16.000 - 17.000 lao động.
- Hoàn thành chương trình đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy định. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng đến năm 2015 còn dưới 14% và năm 2020 còn dưới 5%.
2.1.1.2. Đặc điểm giáo dục – đào tạo
Sự nghiệp GD của tỉnh Bình Định trong những năm qua đã phát triển rõ rệt. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã chỉ ra những thành tựu đạt được: “Quy mô, chất lượng GD-ĐT và trình độ dân trí có bước phát triển khá. Các loại hình trường lớp, các loại hình đào tạo được đa dạng hóa, mạng lưới trường lớp được sắp xếp tương đối hợp lý, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực. Đã tiến hành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở vào năm 2004, đang tiến hành phổ cập bậc trung học phổ thông. Đầu tư cho GD-ĐT tăng cao. Công tác đào tạo chuẩn hóa đội ngũ giáo viên được triển khai tích cực’’ [7, tr. 18].
- Quy mô giáo dục
Bảng 2.1. Quy mô giáo dục Phổ thông tỉnh Bình Định
STT Chỉ tiêu
Chia ra theo từng năm học
2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 2014- 2015 2015- 2016 I GIÁO DỤC TIỂU HỌC 1 Số trường 241 241 241 241 241 241 2 Số lớp 5.986 5.986 5.986 5.986 5.986 5.986 3 Số học sinh 146.389 138.065 131.521 126.225 125.428 125.417
II GIÁO DỤCTRUNG HỌC CƠ SỞ
1 Số trường 117 124 131 135 138 141
2 Số lớp 2.349 2.584 2.876 2.994 3.028 3.136 3 Số học sinh 142.863 137.715 128.340 121.645 113.312 105.135
III GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1 Số trường 48 48 48 49 49 50
2 Số lớp 672 672 672 702 702 752
3 Số học sinh 60.444 61.710 67.330 75.157 76.135 74.055
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định)
- Chất lượng và hiệu quả GD học sinh được giữ vững và phát triển. Hầu hết các Trường đều thực hiện tốt việc dạy đúng, dạy đủ theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện tốt tinh thần giảm tải trong các bộ môn, dạy theo bộ sách giáo khoa chỉnh lý mới nhất.
- Đội ngũ giáo viên trong những năm qua, đã được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD-ĐT của tỉnh Bình Định. Đến nay, không còn tình trạng GV tự ý bỏ việc, đời sống tinh thần và vật chất ngày càng được cải thiện, thậm chí hiện nay có nhiều GV xung phong lên dạy tại các huyện miền núi. Tổng số GV toàn ngành 2015 - 2016 là 14.152 người, trong đó GV mầm non là 1.471 người, GV tiểu học 5.872 người; số GV Trung học cơ sở là 4.335 người, số GV Trung học phổ thông là 2.283 người, số GV Trung học chuyên nghiệp là 183 người.
Tuy nhiên, ngành GD-ĐT Bình Định còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục: Chất lượng và hiệu quả đào tạo toàn diện còn thấp, nhất là ở miền núi,
vùng sâu vùng xa; một bộ phận GV không đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD; kinh phí đầu tư CSVC, trang thiết bị cho GD còn hẹp, chưa theo kịp nhu cầu phát triển giáo dục; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển GD trong giai đoạn mới.
- Hoạt động dạy nghề tại tỉnh Bình Định
Để thực hiện các mục tiêu cụ thể về phát triển KT-XH đòi hỏi công tác ĐTN phải có sự đổi mới để tăng quy mô, ngành nghề đào tạo và đảm bảo CLĐTN. Để thực hiện nhiệm vụ trên thì yêu cầu cấp thiết đối với QL hoạt động đào tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện Phù Mỹ nói riêng và nói chung ở các Trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định là phải đối mới mạnh mẽ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hoàn thiện trong công tác QL hoạt động ĐTN của tỉnh nhà.
Với vị trí là một trung tâm kinh tế trọng điểm miền Trung, với vai trò là hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển KT-XH của khu vực, từ rất lâu (khoảng đầu thập niên 60) tại tỉnh Bình Định đã có nhu cầu học nghề và đã xuất hiện nhiều trường dạy nghề công lập cũng như của tư nhân. Nhu cầu học nghề ngày càng nhiều, do đó mạng lưới cơ sở dạy nghề vẫn tiếp tục phát triển đến sau ngày giải phóng, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động cũng như phục vụ đường lối đổi mới của Đảng về phát triển các thành phần kinh tế.
Đến quý I năm 2016, toàn Tỉnh có 34 cơ sở dạy nghề chính thức đăng ký hoạt động, phân bố khắp 11 huyện, thị xã và thành phố. Trong đó:
+ Trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung học chuyên nghiệp: 05 + TTDN công lập: 07 + TTDN ngoài công lập: 04
+ Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp: 09 + Các cơ sở Dạy nghề ngắn hạn khác (kể cả doanh nghiệp): 09
Quy mô tuyển sinh ĐTN hàng năm trên 22.000 lượt học viên và ước thực hiện đến năm 2016: 24.000 lượt học viên. Bảng 2.2:
Bảng 2.2. Kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2010 – 2016
Đơn vị: Người
TT Trình độ
đào tạo Tổng số Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỉ lệ (%) 1 Cao đẳng nghề 5.628 0 450 557 833 1.066 1.011 1.711 3.19 2 Trung cấp nghề 11.901 899 1.826 2.535 2.193 1.975 1.459 1.014 6.75 3 Sơ cấp nghề 109.864 15.212 15.750 14.093 15.839 17.205 17.844 13.921 62.31 4 Dạy nghề dưới 3 tháng 48.928 7.829 8.800 7.765 7.191 6.992 4.650 5.701 27.75 CHUNG 176.321 23.940 26.826 24.950 26.056 27.238 24.964 22.347 100
(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định)
Bình Định là nơi hội tụ HV khu vực lân cận và các tỉnh, do đó nguồn tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh khá rộng gồm người lao động đủ mọi trình độ cần có nghề để tìm việc và có cả sinh viên tốt nghiệp đại học cần thêm một số kỹ năng thực hành: công nhân cần bồi dưỡng nâng bậc thợ; chuyển giao công nghệ; bộ đội xuất ngũ chưa có nghề.
Ngành nghề đào tạo phong phú. Ngoài những nghề thuộc các lĩnh vực đào tạo như lâu nay, do nhu cầu xã hội, do yêu cầu mới của nghề, người hành nghề phải được đào tạo, gần đây đã xuất hiện nhu cầu đào tạo ở một số ngành nghề mới: Vận hành thiết bị chế biến đầu khí, Phân tích các sản phẩm lọc dầu, Công tác xã hội, Nuôi trồng thủy sản, Kỹ thuật máy tính (phần cứng, lập trình), Thiết kế đồ họa trên máy vi tính (CADD), Điều khiển tự động,...Điều này thể hiện tính năng động của thị trường lao động và lĩnh vực ĐTN tại tỉnh.
Hình thức đào tạo được tổ chức rộng rãi, ngày càng được đa dạng hóa: Đào tạo tập trung theo kế hoạch: đào tạo tại trường theo chương trình chính quy, chủ yếu đối với hệ dài hạn chính quy và lao động chưa có việc làm, cần học nghề để tìm việc hoặc tổ chức việc làm.
Đào tạo tại chức đối với công nhân, viên chức đang làm việc, muốn nâng cao tay nghề, người lao động khác muốn học thêm nghề hoặc nâng cao khả năng nghề nghiệp; chuyển giao công nghệ.
Đào tạo tại xí nghiệp: đối với công nhân do xí nghiệp tuyển vào, tổ chức đào tạo và sử dụng.
Đào tạo có địa chỉ: cơ sở dạy nghề tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao động theo "đơn đặt hàng" của các DN.
Bồi dưỡng nâng bậc thợ (các cơ sở dạy nghề phối hợp với các DN xây dựng chương trình, tổ chức các lớp bồi dưỡng và tổ chức thi nâng bậc thợ cho công nhân).
Đang nghiên cứu để kiến nghị bổ sung: đào tạo bên cạnh xí nghiệp; đào tạo theo chế độ modul (modul hóa chương trình đào tạo dài hạn) và liên thông giữa đào tạo ngắn hạn và dài hạn.
Đội ngũ giáo viên rất đa dạng, phong phú cả về quy mô lẫn số lượng, ngoài việc tham gia giảng dạy chính trong các Trung tâm dạy nghề, các trường Trung cấp, Cao đẳng nghề, họ còn tham gia giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục khác có dạy nghề.
Trong những năm qua, do làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nên trình độ, năng lực của ĐNGV dạy nghề ngày càng được nâng lên. Theo kết quả điều tra của Sở LĐ-TBXH Bình Định, GV dạy nghề tại các Trung tâm Dạy nghề công lập có 64 GV (Phụ lục số 01); về trình độ tại thời điểm Qúy II/2016: Thạc sỹ 3 người, chiếm tỷ lệ 4,69%; trình độ đại học: 38 người, chiếm 59,38%; trình độ cao đẳng: 16 người, chiếm 25%; Trung học chuyên nghiệp: 02 người, chiếm 3,12; trình độ khác: 05 người, chiếm 7,81%. ĐNGV dạy nghề tại các trung tâm dạy nghề đã từng bước đạt chuẩn: 58 người, chiếm tỷ lệ 90,62% (phụ lục số 02).
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Huy động mọi nguồn lực để nâng cấp các cơ sở dạy nghề hiện có và thành lập các cơ sở dạy nghề mới; từng bước chuẩn hoá và hiện đại hoá CSVC, trang TBDN; tập trung đầu tư cho các trung tâm chất
lượng cao và một số trường dạy nghề của các Bộ ngành, địa phương có các nghề trọng điểm. Để đáp ứng yêu cầu chất lượng cao trong đào tạo, ngoài việc cập nhật những nội dung chuyên môn, kỹ năng thực hành của HV cũng được chú trọng bằng cách đổi mới TBDN, tăng cường thiết bị phục vụ cho học việc huấn luyện những công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề cho HV sau khi tốt nghiệp.
Khó khăn - tồn tại: do nhiều nguyên nhân, học nghề vẫn chưa vượt qua tâm lý xã hội về khoa cử, bằng cấp, danh vị xã hội, ... nên số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm tuy có tăng nhưng còn chậm; thông tin đại chúng chưa thường xuyên, chưa có tác động xã hội quan tâm; học nghề chưa được các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm tuyên truyền vận động thường xuyên, đúng mức.
Cơ cấu hệ thống dạy nghề chưa hợp lý với yêu cầu phát triển là một nguyên nhân cơ bản khiến cho học nghề thiếu tính hấp dẫn, người học nghề không thấy rõ hướng tăng tiến nếu vẫn đeo bám lĩnh vực này, do đó khuynh hướng của người học là chọn con đường Đại học - nhiều người vào học nghề chỉ là sự miễn cưỡng, thụ động. Hệ thống pháp lý chậm được hoàn thiện và chưa thể hiện tính hệ thống; nhiều thực tiễn phát sinh được cơ sở đề xuất nhưng chậm được cơ quan có quyền giải đáp và nghiên cứu để pháp quy hóa.
Cơ chế phân cấp, phân công QL, quy định về tổ chức bộ máy chưa phù hợp nhiệm vụ ngày càng nặng nề của hoạt động dạy nghề. Cơ chế đầu tư, cấp phát kinh phí hoạt động chưa thể hiện đúng vị trí và tầm quan trọng của dạy nghề. Hệ thống thông tin nhu cầu lao động kỹ thuật chưa hỗ trợ hiệu quả xây dựng kế hoạch dạy nghề.
2.1.2. Khái quát về Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Xuất phát từ tình hình phát triển công nghiệp - thương mại - du lịch - dịch vụ phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và khu vực nói chung,
nói riêng của tỉnh Bình Định. Năm 2007 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2679/QĐ-CTUBND ngày 21/11/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định thành lập Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ là đơn vị sự nghiệp công lập có