Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 113 - 119)

8. Đóng góp của Luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Bất kỳ một đề tài khoa học nào cũng thường được tiến hành, đánh giá tính chân thân thực, thông qua kết quả tìm ra các luận cứ của việc lấy ý kiến chuyên gia, trải nghiệm, thực nghiệm. Tuy nhiên, để tiến hành việc thực nghiệm các biện pháp QL hoạt động ĐTN tại Trung tâm DN huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định như đã nêu trên gặp những khó khăn nhất định vì các đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Để có kết quả cụ thể, tin cậy khi tiến hành thực nghiệm các biện pháp QL hoạt động ĐTN tại Trung tâm như tác giả đề tài đề xuất ở trên thì phải tiến hành ít nhất là một năm học. Trong khi đó thời gian hoàn thành luận văn này chưa đầy một năm. Vì lẽ đó, để tiến hành thực nghiệm đầy đủ chính xác các ý tưởng nghiên cứu thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.

- Trong thực nghiệm phải có mẫu đối chứng. Việc tìm mẫu đối chứng trong một Trung tâm dạy nghề là rất khó, vì vậy, phải tìm mẫu đối chứng ở Trung tâm khác. Trong khi đó, hiện nay tất cả các trung tâm đều đang thực hiện hướng đi riêng của mình, có đặc thù riêng, đào tạo mang tính địa phương cho nên rất khó cho công tác so sánh đối chiếu.

- Khi tiến hành thực nghiệm các biện pháp QL hoạt động ĐTN mà tác giả đề tài đề xuất sẽ tác động tới toàn bộ mọi thành viên và hoạt động chung của các Trung tâm. Trong khi đó, các hoạt động của các Trung tâm vẫn tiến hành theo kế hoạch, nhiệm vụ chính trị được giao và danh hiệu đăng ký thi đua khen thưởng từ đầu năm. Vì vây, Trung tâm không thể chú tâm thực hiện các biện pháp của người nghiên cứu, do đó việc thực hiện sẽ gặp không ít khó khăn.

Để triển khai thành công mỗi biện pháp QL thì công tác tổ chức thực hiện là rất quan trọng. Do thời gian nghiên cứu có hạn, đồng thời từ các lý giải trên trong luận văn này tác giả đề tài xin được kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động ĐTN của Trung tâm DN bằng PP lấy ý kiến chuyên gia về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm bằng PP điều tra thông qua phiếu xin ý kiến đánh giá:

- Đánh giá tính cấp thiết, tác giả đưa ra 04 mức độ: Rất cấp thiết, cấp thiết, ít cấp thiết và không cấp thiết.

- Đánh giá về tính khả thi tác giả đưa ra 04 mức độ: Rất khả thi, khả thi, ít khả thi và không khả thi.

Để đảm bảo tính khách quan của việc đánh giá, tác giả lấy ý kiến của các CB quản lý ĐTN có nhiều năm công tác và kinh nghiệm trong việc QL hoạt động ĐTN; đồng thời cũng lấy ý kiến đánh giá của GV cơ hữu cùng những GV thỉnh giảng nhiều năm tại các Trung tâm dạy nghề tỉnh Bình Định.

Tổng số người được xin ý kiến là 40; Trong đó có 07 CB là lãnh đạo Sở LĐ-TBXH, Phòng QLĐTN, 33 CB là lãnh đạo, trưởng các bộ phận chuyên môn và CB, GV các Trung tâm dạy nghề tỉnh Bình Định.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý đào tạo nghề tại Trung tâm DN huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

TT Mức độ Các biện pháp Rất cấp thiết (tỷ lệ %) Cấp thiết (tỷ lệ %) Ít cấp thiết (tỷ lệ %) Không cấp thiết (tỷ lệ %) 1

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng tuyển sinh 60 30 10 0 2 Xây dựng mục tiêu đào tạo phù hợp xu thế mở rộng quy mô ĐTN 80 20 0 0 3

Đổi mới nội dung, CTĐTN gắn với yêu cầu thực tế địa phương

60 30 10 0

4

Phát triển ĐNGV và CBQL đáp ứng yêu cầu đào tạo

70 20 10 0

5

Tăng cường QL có hiệu quả hoạt động dạy nghề của GV và hoạt động học nghề của HV 90 10 0 0 6 Tăng cường QL việc huy động và sử dụng các nguồn lực, đầu tư CSVC, trang thiết bị một cách có hiệu quả nhằm nâng cao CLĐTN

70 22,5 7,5 0

7

Tổ chức thực hiện và QL có hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá kết quả ĐTN

70 30 0 0

8

Tăng cường QL có hiệu quả công tác liên kết với các cơ sở đào tạo, đơn vị sản xuất trong ĐTN

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các

biện pháp quản lý đào tạo nghề tại Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ

TT Mức độ Các biện pháp Rất khả thi (Tỷ lệ %) Khả thi (Tỷ lệ %) Ít khả thi (Tỷ lệ %) Không Khả thi (Tỷ lệ %)

1 Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao

chất lượng tuyển sinh 55 40 5 0

2 Xây dựng mục tiêu đào tạo phù hợp xu thế mở

rộng quy mô ĐTN 55 45 0 0

3 Đổi mới nội dung, CTĐTN gắn với yêu

cầu thực tế địa phương 60 35 5 0

4 Phát triển ĐNGV và CBQL đáp ứng yêu cầu đào tạo

75 20 5 0

5 Tăng cường QL có hiệu quả hoạt động dạy nghề của GV và hoạt động học nghề của HV

90 20 0 0

6 Tăng cường QL việc huy động và sử dụng các nguồn lực, đầu tư CSVC, trang thiết bị một cách có hiệu quả nhằm nâng cao CLĐTN 55 35 10 0 7 Tổ chức thực hiện và QL có hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá kết quả ĐTN

72,5 27,5 0 0

8 Tăng cường QL có hiệu quả công tác liên kết với các cơ sở đào tạo, đơn vị sản xuất trong ĐTN

82,5 17,5 5 0

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy, nhìn chung các biện pháp đề xuất đều được đánh giá mức cấp thiết rất cao, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ

các biện pháp này thì sẽ giúp nâng cao CLĐT tại Trung tâm DN huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, mức độ cấp thiết của từng biện pháp không giống nhau và không phải tất cả các biện pháp đều cấp thiết 100%, song tỷ lệ cho là cấp thiết rất cao, điều này đã chứng minh tính đúng đắn trong từng biện pháp đã đề xuất. Đặc biệt, đối với một số biện pháp như: QL có hiệu quả hoạt động dạy nghề của GV và hoạt động học nghề của HV (chiếm tỷ lệ 90%) và biện pháp QL có hiệu quả công tác liên kết với các cơ sở đào tạo, đơn vị sản xuất trong ĐTN (chiếm tỷ lệ 87,5%).

Đối với tính khả thi của các biện pháp, các ý kiến cũng đều đánh giá cao biện pháp: Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ QL (chiếm tỷ lệ 75%); QL có hiệu quả hoạt động dạy nghề của GV và hoạt động học nghề của HV (chiếm tỷ lệ 90%) và biện pháp QL có hiệu quả công tác liên kết với các cơ sở đào tạo, đơn vị sản xuất trong ĐTN (chiếm tỷ lệ 82,5%).

Thông qua kết quả khảo nghiệm ở Bảng 3.1 và 3.2 cho thấy mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất cao. Điều đó cho phép có thể nhận định, các biện pháp đề xuất mang tính cấp thiết và khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác ĐTN.

Tiểu kết Chương 3

Từ thực tiễn điều tra, qua phân tích thực trạng công tác QL hoạt động đào tạo tại Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, trong Chương 3, tác giả đã xác định được các nguyên tắc cơ bản trong QL hoạt động ĐTN, đồng thời đã đề xuất được 8 biện pháp QLĐTN nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác QL hoạt động đào tạo tại Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở các quan niệm phổ biến hiện nay về QL hoạt động ĐTN phù hợp với tình hình phát triển trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo của tỉnh Bình Định. Các biện pháp đề xuất đã tập trung khắc phục được những điểm tồn tại và phát huy được những mặt mạnh trong công tác QL hoạt động đào tạo tại Trung tâm DN huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Các biện pháp đề xuất đã được các CBQL, GV dạy nghề đánh giá là cấp thiết và có tính khả thi cao. Điều này chứng tỏ rằng các biện pháp đề xuất của tác giả đề tài là phù hợp với thực tế, nếu áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần nâng cao CLĐT ở các Trung tâm Dạy nghề tỉnh Bình Định trong thời gian đến.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)