8. Đóng góp của Luận văn
1.2.4. Quản lý hoạt động đào tạo nghề
Là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ thống ĐTN phát triển, vận hành theo đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực hiện được những yêu cầu của xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương.
QL hoạt động ĐTN thực chất là QL các yếu tố sau đây theo một trình tự, quy trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị đem lại hiệu quả trong công tác ĐTN. Đó là: Mục tiêu ĐTN; Nội dung, chương trình đào tạo nghề (CTĐTN); Hình thức tổ chức ĐTN; Hoạt động dạy nghề (chủ thể là thầy, cô); Hoạt động học nghề (chủ thể là học viên); CSVC, trang thiết bị, phương tiện ĐTN; Môi trường ĐTN; Tổ chức thực hiện Quy chế ĐTN trong kiểm tra, đánh giá; Tổ chức bộ máy ĐTN.
Để thực hiện có hiệu quả công tác QL hoạt động ĐTN, cần tiến hành các bước theo quy trình như QLGD: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. Trong quá trình QL công tác đào tạo, các thành tố nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, luôn luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những tình huống QL. Do vậy, Nhà QL phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, xử lý các sai lệch để kịp thời điều chỉnh nhằm làm cho công tác giáo dục, đào tạo và cơ sở dạy nghề phát triển liên tục.
Nhiệm vụ của QL hoạt động ĐTN chính là ổn định, duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trong từng giai đoạn của đất nước, địa phương và đổi mới phát triển quá trình đào tạo, đón đầu những tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội.