8. Đóng góp của Luận văn
2.1.2. Khái quát về Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Xuất phát từ tình hình phát triển công nghiệp - thương mại - du lịch - dịch vụ phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và khu vực nói chung,
nói riêng của tỉnh Bình Định. Năm 2007 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2679/QĐ-CTUBND ngày 21/11/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định thành lập Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ là đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định.
- Trung tâm có chức năng đào tạo Sơ cấp nghề, bồi dưỡng nghề, liên kết đào tạo trung cấp nghề và giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp khóa học; tổ chức sản xuất cung ứng dịch vụ phù hợp với ngành nghề đào tạo, đồng thời kiên kết đào tạo trung cấp.
- Đối tượng là lao động nông thôn và các đối tượng khác có nhu cầu học nghề và có hộ khẩu trong tỉnh Bình Định.
- Quy mô đào tạo hàng năm của Trung tâm từ 400 đến 600 người; bồi dưỡng, bổ túc nghề từ 100 đến 200 người và đến năm 2016 tuyển sinh đào tạo từ 800 đến 1.200 người và định hướng trở thành trường Trung cấp nghề.
- Các nghề đào tạo sơ cấp 10 nghề: Điện Dân dụng, Điện Công nghiệp, Điện tử dân dụng, Hàn điện, Tiện (Cắt gọt kim loại), Sửa chữa máy nông cơ, May công nghiệp, tin học ứng dụng, Thú y – Chăn nuôi và kỹ thuật chế biến món ăn.
- CSVC hiện có: Tổng diện tích Trung tâm khoảng hơn 12.561 m2, được xây dựng gồm 3 dãy nhà 2 tầng và 1 khu vực nội trú GV, sân trường. Tổng số phòng học lý thuyết, phòng học lý thuyết – thực hành, nhà xưởng thực hành, phòng làm việc, nhà nội trú GV trên 40 phòng (có diện tích thực hành bình quân 1 HV/4m2). Máy móc, trang thiết bị dạy nghề, xây dựng cơ bản được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách tỉnh.
- Nguồn vốn thực hiên dạy nghề:
Giai đoạn từ 2011 đến 2016 nguồn vốn đầu tư cho ĐTN để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về dạy nghề, như sau:
+ Tổng số vốn đã thực hiện: 16.570 triệu đồng
Trong đó:
* Tổng số vốn đầu tư phát triển cơ sở: 9.750 triệu đồng
Nguồn Trung ương: 4.800 triệu đồng Đầu tư xây dựng cơ bản: 1.000 triệu đồng Đầu tư mua sắm thiết bị dạy nghề: 3.800 triệu đồng Nguồn địa phương đầu tư xây dưng cơ bản: 4.950 triệu đồng
* Tổng số vốn đầu tư dạy nghề: 4.520 triệu đồng
Nguồn Trung ương: 4.000 triệu đồng Nguồn địa phương: 520 triệu đồng
- Một số thành tích Trung tâm đã đạt được:
Trong những năm đầu xây dựng và phát triển, tập thể lãnh đạo, CB, viên chức đã luôn nổ lực cố gắng khắc phục mọi khó khăn, thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Hàng năm (2011 – 2016), Trung tâm đã được xét và công nhận các danh hiệu thi đua và khen thưởng.
* Tập thể trung tâm:
+ Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; + Bằng khen của UBND tỉnh Bình Định: “Tập thể lao động xuất sắc”; * Cá nhân:
+ 14 lượt đồng chí đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
+ 04 lượt đồng chí đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở”;
+ 02 lượt đồng chí được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ 01 lượt đồng chí được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định tặng Bằng khen;