Các định hướng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 93 - 98)

8. Đóng góp của Luận văn

3.1.2. Các định hướng cơ bản

Trong sự nghiệp phát triển CNH-HĐH đất nước, chiến lược con người có vị trí cực kỳ quan trọng. Đòi hỏi ngành GD-ĐT của nước ta phải đào tạo ra những sản phẩm hoàn hảo, những người lao động có đạo đức, sức khoẻ, tinh thông nghề nghiệp, ứng dụng tốt những thành tựu khoa học

kỹ thuật hiện đại phục vụ tốt yêu cầu đổi mới của nền KT-XH, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự QL của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhân tố con người luôn luôn được xác định là động lực trực tiếp của sự phát triển, xuất phát từ nhận thức này sự nghiệp GD-ĐT đã được Nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước xác định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu";

Đầu tư cho công tác GD-ĐT là đầu tư cho sự phát triển. Đó là quá trình "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và phát triển nhân tài". Đào tạo ra những nhà trí thức, những nhà QL giỏi, những DN, những chuyên gia hàng đầu. Đào tạo những người thợ, những công nhân lành nghề, có bản lĩnh, có đạo đức nghề nghiệp, phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Đinh đã xác định: "Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nguồn nhân lực cả về chất lượng, quy mô, xây dựng mới và hình thành một số trường dạy nghề trọng điểm nâng cao năng lực dạy nghề của các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề và hình thức đào tạo kèm cặp nghề cho người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề trong tỉnh, trong nước và để xuất khẩu lao động". Trong đó, công tác đào tạo phải là nền tảng, là động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển, phải đi trước một bước, vừa phải thể hiện đường lối, kết hợp tăng trưởng kinh tế với các lĩnh vực xã hội khác. Mục tiêu của công tác đào tạo là phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH với chất lượng cao hơn nhiều so với hiện nay, phải đáp ứng được yêu cầu mới của đất nước về tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay…

Kết quả nghiên cứu lý luận ở Chương 1 và thực trạng CLĐTN ở Chương 2 là cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các pháp QL hoạt động đào tạo nhằm nâng cao CLĐTN tại Trung tâm dạy nghề huyện Phù Mỹ.

3.1.3. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp * Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Đảm bảo tính kế thừa là nguyên tắc đòi hỏi khi đề xuất các biện pháp, Trung tâm DN cần phát huy những điểm mạnh cũng như những thành tựu từ thực tiễn đào tạo nghề của Trung tâm và phát huy nó một mức độ cao hơn. Đây là một nguyên tắc không thể thiếu trong việc đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề của Trung tâm DN trong giai đoạn hiện nay.

* Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở kiểm nghiệm tính xác thực, tính khả thi của chân lý. Lý luận có hay đến đâu nếu không được kiểm nghiệm bởi thực tiễn cũng là lý luận suông.

Nguyên tắc này đòi hỏi, các biện pháp quản lý phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn. Thực tiễn công tác đào tạo nghề dựa trên cơ sở xu thế, tình hình chung của môi trường đào tạo nghề, song cũng phải phù hợp với điều kiện đào tạo nghề, chủ thể cũng như khách thể đào tạo cụ thể, hoàn cảnh đặc thù của Trung tâm DN, của đối tượng đào tạo nghề.

Chất lượng đào tạo nghề của Trung tâm DN phụ thuộc vào tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề. Mức độ hiệu quả của các biện pháp phụ thuộc rất lớn vào việc biện pháp đó có phù hợp với thực tiễn hay không. Do đó, đây là một nguyên tắc cần đặc biệt quan tâm khi đề xuất các biện pháp quản lý.

* Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn diện

Biện pháp quản lý đào tạo nghề về cơ bản phải nằm trong tổng thể hoạt động quản lý chung của hệ thống Trung tâm DN thông qua việc thực hiện và vận dụng các quy định, quy chế đã ban hành. Mỗi biện pháp quản lý không thể tách rời nhau mà phải có quan hệ, gắn kết, tương tác nhau trong một hệ thống đảm bảo sự toàn diện, sự hoàn chỉnh của hoạt động đào tạo nghề.

Yêu cầu của nguyên tắc này là khi đề xuất các biện pháp phải xem xét đến tính hệ thống trong công tác quản lý của Trung tâm DN đặc biệt là tính hệ thống của các thành tố của hoạt động đào tạo nghề. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng, đòi hỏi phải tuân thủ để các biện pháp quản lý đưa ra mang tính khả thi cao.

* Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Mỗi biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề đề ra phải mang tính khả thi cao và phải đảm bảo tính hiệu quả của biện pháp. Tính hiệu quả là kết quả cuối cùng trong hoạt động đào tạo nghề sẽ đạt được mà các biện pháp quản lý cần phải đưa ra. Tính hiệu quả không chỉ thể hiện ở từng biện pháp riêng lẻ mà là sự gắn kết thống nhất giữa các biện pháp trong từng khâu của quá trình đào tạo nghề nhằm mục đích cuối cùng là đạt chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Những nguyên tắc trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Trong đó, nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa là nền tảng, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại của các nguyên tắc khác, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn diện góp phần thúc đẩy quá trình đào tạo nghề và nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả đảm bảo đạt được mục tiêu của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo đang hướng đến.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng tuyển sinh

3.2.1.1.Ý nghĩa của biện pháp

Công tác tuyển sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện thắng lợi chỉ tiêu của nhà nước giao. Tuyển sinh là khâu mở đầu của quá trình đào tạo, đảm bảo sự công bằng trong việc thoả mãn nhu cầu người muốn học, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu học tập và khả năng đáp ứng của Trung tâm DN. Chất lượng đầu vào cao hay thấp ảnh hưởng rất lớn đến

CLĐT của Trung tâm DN. Vì vậy, công tác tuyển, chọn, sắp xếp, phân loại độ tuổi, tuyển đúng nghề là công tác hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Trong công tác tuyển sinh của Trung tâm DN ngoài việc đảm bảo quy chế, quy định, cần phải đúng tinh thần chỉ đạo trong việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh, trong quá trình tuyển sinh và đào tạo của Trung tâm DN nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và địa phương, Trung tâm DN huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

Thông tin trên các hệ thống thông tin đại chúng Đài Truyền hình, Đài Phát thanh, Báo chí, gửi các tờ rơi, gửi thông báo và lãnh đạo cùng GV, CBQL đến trực tiếp các địa phương UBND xã, phường, thị trấn và các Trường THPT, THCS (thực hiện phân luồng trong GD-ĐT),...để tuyên truyền, tư vấn học nghề và hướng dẫn lập thủ tục tuyển sinh.

Cải tiến cách thức tiếp nhận hồ sơ đơn giản và giải thích, trả lời ngay cho người lao động nếu có thắc mắc. Nâng cao lên một bước mới trong việc trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau giữa Trung tâm với các cơ sở đào tạo khác.

Lựa chọn, bổ nhiệm CB có hiểu biết, kinh nghiệm làm công tác tuyển sinh. Sử dụng nguồn kinh phí tương ứng theo nhu cầu công tác tuyển sinh như: in tờ rơi, thông báo, chi phí quảng cáo... Khuyến khích vật chất cho người làm công tác tuyển sinh và thông tin, quảng cáo có hiệu quả.

Ưu tiên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho CB, GV. Đồng thời, không phải chỉ nâng cao chuẩn hóa CB giảng dạy là đủ, mà để cho công tác QLĐTN phát triển, tiến tới chúng ta phải chuẩn hóa và nâng cao năng lực của đội ngũ CB hành chính, cán bộ làm công tác kế toán, tài chính đảm bảo cho đội ngũ tinh thông nghề nghiệp hoạt động đúng Luật Ngân sách mà còn

có hiểu biết đầy đủ về chính sách, chế độ dành cho người dạy nghề và người học nghề, từ đó tham mưu cho lãnh đạo việc huy động, sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)