Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 49 - 54)

8. Đóng góp của Luận văn

1.6.2. Những yếu tố chủ quan

- Chất lượng nội dung, chương trình ĐTN cần theo hướng mềm hoá, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất, kinh doanh; xây dựng

chương trình dạy nghề theo Modul, đảm bảo tính liên thông giữa các trình độ ĐTN với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống GD quốc dân theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.

- Chất lượng dạy và học nghề cần theo hướng phát huy được năng lực, tính tự chủ và tính tích cực của mỗi cá nhân.

- Khả năng huy động nguồn vốn đầu tư cho các nguồn lực phục vụ quá trình ĐTN:

+ Cơ sở dạy nghề có thể tranh thủ nguồn vốn viện trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước; đẩy mạnh công tác xã hội hóa sự nghiệp dạy nghề bằng huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt từ các DN và mở rộng các hình thức liên kết đầu tư cho phát triển dạy nghề.

+ Cơ chế chính sách nhằm phát huy nội lực, thu hút các thành phần kinh tế, các đơn vị, cá nhân đầu tư.

+ Các nguồn lực để nâng cấp CSVC, kỹ thuật cho cơ sở, tập trung từng bước chuẩn hóa về diện tích, về phòng học, nhà xưởng, ký túc xá và trang thiết bị dạy, cần tập trung đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và ứng dụng công nghệ mới vào phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Hiệu quả công tác QL, kiểm tra, giám sát đảm bảo CLĐTN.

+ Chất lượng và sự phối hợp của hệ thống QL, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ CBQL các phòng, tổ bộ môn.

+ Năng lực công tác lập kế hoạch, dự báo nhu cầu nhân lực và vai trò điều tiết quy mô, cơ cấu đào tạo của Nhà nước.

+ Sự chủ động, tự chịu trách nhiệm và tích cực tham gia của các bộ phận trong cơ sở về công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng có ảnh hưởng rất lớn tới CLĐTN.

- Kết quả của quá trình đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mục tiêu đào tạo; thầy; trò; nội dung; hình thức tổ chức; điều kiện bên trong, bên

ngoài,...trong đó thầy và trò là hai nhân tố trung tâm trong quá trình đào tạo. Muốn có trò giỏi cần phải có thầy giỏi và ngược lại, thầy có giỏi mới có được trò giỏi. Thầy giáo là người quyết định trực tiếp chất lượng GD và người học là chủ thể của hoạt động học, vì thế chất lượng tuyển sinh đầu vào của HV rất quan trọng để nâng cao CLĐT.

- Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII của BCHTƯ Đảng đã khẳng định: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, tài". Vì lẽ đó, các Trung tâm dạy nghề phải quan tâm phát triển tài lực, nhân cách của người thầy giáo điều đó được thể hiện ở các mặt:

+ Người thầy phải đạt các chuẩn về kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, kiến thức liên quan và đặc biệt phải có trình độ kỹ năng tay nghề thành thạo.

+ Người thầy phải có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức sư phạm nghề nghiệp, có kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng thành thạo. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, số lượng trí thức của loài người tăng nhanh, kỹ thuật, vật liệu, công nghệ luôn vận động và đổi mới đòi hỏi mỗi nhà giáo phải thường xuyên cập nhật để học tập nếu không muốn mình bị lạc hậu; vì thế GV cần thường xuyên được cập nhật kiến thức mới, được tập huấn và đào tạo lại.

+ Chiến lược, kế hoạch xây dựng và phát triển ĐNGV - nhân tố quyết định thắng lợi của chiến lược phát triển trung tâm dạy nghề. GV dạy nghề cần được đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn; chú ý kịp thời bổ sung GV cho các nghề mới, cho CTĐT chất lượng cao. Từng bước chuẩn hóa ĐNGV; đảm bảo tỷ lệ trung bình giáo viên/học viên đạt 1/18; nâng dần tỷ lệ GV có trình độ sau đại học.

- Để QL tốt công tác ĐTN và có hiệu quả thì người CBQL cần phải am hiểu chuyên môn, kỹ thuật, nghề nghiệp theo các chuyên ngành đào tạo của trung tâm, đồng thời phải có kiến thức và năng lực QL nhất định đáp ứng được với các hoạt động đào tạo. Do vậy, người CBQL cần phải:

+ Tổ chức thực hiện tốt mục tiêu, CTĐTN của trung tâm.

+ Chịu trách nhiệm phối hợp các nguồn lực bảo đảm các mục tiêu đào tạo của trung tâm được thực hiện một cách chuẩn xác, khoa học, đúng kế hoạch.

+ Thường xuyên tìm cách tiếp thu vận dụng cái mới vào trong công tác QL đào tạo.

+ Quá trình thực hiện QL hoạt động ĐTN, khi triển khai phải làm tốt công tác hướng dẫn và kiểm tra giám sát chặt chẽ khi thực hiện.

- Với một trung tâm dạy nghề thì yếu tố CSVC, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo, phương tiện dạy học là rất quan trọng. Chất lượng thực tập tay nghề, chất lượng giảng dạy phụ thuộc phần lớn vào sự phù hợp của trang thiết bị dạy học, vật tư, vật liệu cung cấp cho học tập. Các yêu cầu về CSVC phục vụ ĐTN cần đạt được:

+ Có đủ thiết bị máy móc, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nguyên, nhiên vật liệu phù hợp cho quá trình đào tạo và đặc biệt các trang thiết bị, máy móc đầu tư mới nên theo hướng tiếp cận hiện đại, tiếp cận thực tế sản xuất hiện nay.

+ Thường xuyên đầu tư mua sắm trang thiết bị, sửa chữa và nâng cấp thiết bị, nhà xưởng, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện.

+ Cung cấp đầy đủ các tài liệu học tập, giáo trình, sách tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập nghề.

- Hiệu quả các biện pháp xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định đánh giá chất lượng dạy nghề theo công nghệ mới đảm bảo tính khách quan, hiện đại.

- Chất lượng công tác tổ chức liên kết, liên thông giữa các cơ sở đào tạo và CSSX cần phải kết hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản tại trung tâm với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại CSSX, kinh doanh.

Tiểu kết Chương 1

Nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập và tăng cường quan hệ hợp tác trong khu vực ASEAN, các nước trên thế giới. Do vậy, ĐTN cũng cần có những đổi mới để chuyển đổi theo định hướng thị trường trong QLĐTN là nâng cao CLĐTN đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Đây là một vấn đề bức thiết để thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, thực hành gắn với sản xuất và đào tạo gắn với sử dụng lao động.

Việc nghiên cứu lý luận để QL hoạt động ĐTN là hết sức cần thiết trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. QL hoạt động ĐTN bao gồm các yếu tố: QL mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình, hình thức tổ chức dạy - học, sự đáp ứng của CSVC, trang thiết bị, phương tiện, môi trường ĐTN, sự phù hợp của kiểm tra, đánh giá, tổ chức bộ máy ĐTN…Trong quá trình QL hoạt động ĐTN, các yếu tố trên luôn luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những tình huống QL, là một vấn đề phức tạp và rất đa dạng; nếu hạn chế được tố đa các yếu tố bất lợi, tiêu cực và phát huy được những yếu tố tích cực, có lợi cần căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tiễn của trung tâm cũng như của địa phương để có sự lựa chọn cho phù hợp trong quá trình thực hiện QL hoạt động ĐTN thì mới nâng cao được CLĐTN. Do vậy, nhà QL phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, xử lý các sai lệch để kịp thời điều chỉnh nhằm làm cho công tác GD, đào tạo và trung tâm phát triển liên tục.

Những vấn đề nghiên cứu lý luận được trình bày trong Chương 1 là cơ sở khoa học để tiến hành nghiên cứu thực trạng QL hoạt động ĐTN tại Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ở Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM

DẠY NGHỀ HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH ĐÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)