8. Đóng góp của Luận văn
2.5.2 Nguyên nhân của thực trạng
- Nguyên nhân của những ưu điểm
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác ĐTN, điều đó được thể hiện trong các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương. Đặc biệt, Quốc hội đã ban hành Luật Giáo dục 2005, trong đó ĐTN là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống GD quốc dân; Luật Dạy nghề năm 2006.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quy chế mẫu của Trung tâm Dạy nghề (Quyết định số 13/2007/QĐ-LTBXH ngày 14/5/2007) nhằm giúp cho CBQL và GV các Trung tâm Dạy nghề không lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động chuyên môn và QLĐTN; Quy định nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề (Quyết định số 212/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/02/2003); Hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp (Thông tư số 31/2010/TT- BLĐTBXH ngày 08/10/2010). Đây là cơ sở rất quan trọng để Trung tâm tổ chức biên soạn nội dung, CTĐT phù hợp với điều kiện của Trung tâm và tình hình phát triển KT-XH tại địa phương.
Chính quyền các cấp, các cơ quan, hội đoàn thể trên địa bàn tỉnh bước đầu đã quan tâm đến công tác ĐTN, đã chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, công tác tài chính, công tác tổ chức CB… tạo điều kiện cho Trung tâm đi vào hoạt động có nề nếp và phát triển.
Giám đốc Trung tâm đã chỉ đạo một cách kiên quyết và sâu sát các hoạt động chung, xây dựng các kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện có hiệu quả, trong đó kế hoạch đào tạo cơ bản phù hợp với điều kiện cụ thể của Trung tâm và điều hành công việc theo Quy chế, phân công giảng dạy
phù hợp, thi đua khen thưởng kịp thời, tạo ra được sự đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm, có quyết tâm trong việc nâng cao CLĐTN, phát huy được sức mạnh tổng hợp của lực lượng CB, GV trong Trung tâm và ngoài xã hội, đa số CB, GV tin tưởng, ủng hộ, thường xuyên được quan tâm, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với CB, GV và HV, tiếp thu ý kiến đóng góp một cách cầu thị, trên cơ sở đó điều chỉnh kịp thời những hạn chế trong quá trình QL hoạt động ĐTN.
ĐNGV tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình, được đào tạo cơ bản, có trinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật.
HV chủ yếu là lao động nông thôn nên thật thà, trung thực thuận lợi cho Trung tâm trong ĐTN và phát triển.
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
+ Hệ thống về cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tạo động lực cho ĐTN phát triển.
+ Công tác QL chỉ đạo, phân công, phân cấp còn chồng chéo, còn chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung, chưa thực sự năng động linh hoạt trong việc cải tiến QLĐTN, nâng cao CLĐTN theo hướng cung - cầu.
+ CSVC, trang TBDN chưa đồng bộ, việc đầu tư phát triển còn phải chờ các nguồn kinh phí trên cấp theo cơ chế “xin, cho”.
+ Quy mô đào tạo của Trung tâm nhỏ, chỉ mới tập trung vào một số nghề phổ biến đã có sẵn và những nghề truyền thống tại địa phương, chưa mạnh dạn tìm tòi đi tắc đón đầu ĐTN mới, những nghề phục vụ tích cực cho sự phát triển KT-XH tại địa phương. Mối quan hệ liên kết giữa Trung tâm với các trường, CSSX, DN còn nhiều điều chưa tốt.
Tiểu kết chương 2
Thực trạng công tác QL đào tạo nghề ở Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cho thấy, tuy Trung tâm thực hiện công tác ĐTN dựa trên kinh nghiệm truyền thống đã đạt được một số thành tựu, song cũng đã bộc lộ một số hạn chế bất cập ở các khâu trong quá trình ĐTN như: số lượng ĐNGV, điều kiện CSVC còn thiếu; mục tiêu, nội dung, chương trình, giáo trình còn lạc hậu, chất lượng công tác QL kiểm tra, đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra,...thực trạng này, đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải đổi mới hoạt động QLĐTN. Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cần phải khẩn trương có biện pháp QL và hoạt động tích cực mới nhằm củng cố, duy trì và phát triển hoạt động ĐTN có chất lượng. Trước mắt, cần tập trung chỉ đạo xây dựng mục tiêu cụ thể, nội dung, chương trình hiện nay, huy động đầu tư nâng cấp CSVC, bám sát nhu cầu của thị trường lao động…
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN PHÙ MỸ,
TỈNH BÌNH ĐỊNH