Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 48 - 49)

8. Đóng góp của Luận văn

1.6.1. Những yếu tố khách quan

- Xu thế toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế Quốc tế đem lại nhiều thời cơ vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho GD nghề nghiệp ở Việt Nam, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tích cực đổi mới về chiến lược và sách lược trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật và những đổi mới về tổ chức, QL sản xuất - dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực KT-XH và quá trình tăng cường hợp tác khu vực ASEAN, các nước trên thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu mới không chỉ về kinh tế mà cả về GD, đặc biệt là về cơ cấu và CLĐT nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nghề nghiệp nói riêng theo các chuẩn mực đào

tạo khu vực và quốc tế.

- Nhận thức về ĐTN của xã hội đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt, xã hội đã quý trọng tay nghề, người công nhân có kỹ thuật khả năng và cơ hội tìm kiếm việc làm dể dàng hơn, sức lao động đã được đề cao hơn.

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước, của địa phương, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực cho ĐTN, phải khai thác được thế mạnh và hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ, phối hợp chặc chẽ của các cấp chính quyền, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương. Hiệu quả công tác xã hội hoá GD-ĐT, dạy nghề.

- Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhành giữa các cá nhân, giữa các tổ chức đoàn thể trong trung tâm để tạo nên sự thống nhất chung, đoàn kết và tạo thành một bộ máy QL hoàn chỉnh hoạt động có hiệu quả, coi trọng vai trò tổ chức chuyên môn và Hội đồng sư phạm nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về CLĐTN.

- Yêu cầu mới đối với công tác QLĐTN nhằm mang lại hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đó là tăng nhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Do vậy, trong tình hình mới mỗi Trung tâm dạy nghề đều phải tự đánh giá chất lượng quá trình ĐTN để từ đó có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp nhằm làm cho kỹ năng tay nghề, khả năng chuyên môn ngang tầm với quốc tế và khu vực đó là nhanh chóng đưa Việt Nam nói chung và các cơ sở đào tạo nói riêng sớm hoà nhập, tiếp cận với sự phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)