Thực trạng về quản lý công tác tuyển sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 67 - 70)

8. Đóng góp của Luận văn

2.4.1. Thực trạng về quản lý công tác tuyển sinh

Thực hiện nhiệm vụ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề, có phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động thực tế của Trung tâm. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ này ngoài các yếu tổ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nội dung CTĐT thì vấn đề tuyển sinh là một trong những công tác quan trọng hàng đầu, quyết định sự tồn tại của Trung tâm.

Hằng năm, dựa vào chỉ tiêu tuyển sinh được phân bổ từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển sinh cụ thể để

phân bổ đồng đều cho các nhóm ngành nghề hiện tại để CBGV nắm bắt và làm công tác tuyên truyền, tư vấn đến người học và các đối tượng liên quan. Nội dung tuyên truyền, tư vấn chủ yếu là các ngành nghề đào tạo, cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và các thành tựu mà Trung tâm đã đạt được trong những năm qua. Để từ đó khách hàng (người học, phụ huynh, lực lượng khác) nắm bắt được tình hình và có sự lựa chọn thịch hợp. Trung tâm cũng liên kết và giời thiệu với các doanh nghiệp, Hội nông dân và các địa phương trong công tác tuyển sinh và đào tạo. Bên cạnh đó, Trung tâm tham gia sàn giao dịch việc làm do Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở LĐ-TB&XH Bình Định tổ chức. Đây là cách làm hiệu quả nhất, giúp học viên nắm kỹ hơn về vấn đề tuyển sinh của Trung tâm. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh Trung tâm còn sử dụng nhiều hình thức khác như thường xuyên đăng thông báo và dán các bản thông báo tuyên sinh lên trang Wedside của Trung tâm và Sở LĐ-TB&XH Bình Định và các xã, phường, trường THPT, tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên trong Trung tâm để mỗi người đều có thể là cộng tác viên tuyển sinh.

Bảng 2.3 Tình hình tuyển sinh của Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định, giai đoạn 2010 - 2016

TT Nghề đào tạo (Trình độ sơ cấp)

Số lượng tuyển sinh các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 I Chỉ tiêu được giao 200 200 250 300 300 350 350 II Thực tuyển 220 240 260 320 320 365 250

1 Nghề Điện dân dụng 30 20 20 40 25 40 30

2 Nghề Điện công nghiệp 0 20 0 0 20 15 0

3 Nghề Điện tử dân dụng 0 20 20 25 20 20 20

4 Nghề Hàn điện 50 30 20 30 40 45 20

5 Nghề Tiện 0 0 20 20 20 0 0

6 Nghề may công nghiệp 50 50 40 60 50 80 40

7 Nghề chăn nuôi thú y 90 50 110 85 120 100 90

8 Nghề sửa chữa máy nông cơ 0 20 20 25 15 20 25

TT Nghề đào tạo (Trình độ sơ cấp)

Số lượng tuyển sinh các năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

10 Kỹ thuật chế biến món ăn 0 10 0 20 0 20 15 Tổng tuyển sinh 220 240 260 320 320 365 250

Đạt % 110 120 104 106.6 106.6 104.2 71.4

Nhìn chung, công tác tuyển sinh của Trung tâm được chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch cụ thể, đúng quy trình các bước và theo đúng quy định của Bộ LĐ-TB&XH. Thông tin về tuyển sinh được công khai, đầy đủ đảm bảo tính công bằng và khách quan. Mặc dù đã làm tốt các hoạt động trong quá trình tuyển sinh nhưng bên cạnh những thuận lợi, đặc biệt trong năm 2016 tình hình tuyển sinh của Trung tâm gặp nhiều khó khăn, không đạt chỉ tiêu được giao, nguyên nhân do:

Tình hình khủng hoảng kinh tế của toàn thế giới, các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn nên không nhận học viên ra trường, do đó các phụ huynh, học viên sợ sau khi ra trường khó xin việc làm vì các nhà máy, các doanh nghiệp, tập đoàn đang trong giai đoạn tái cơ cấu.

Trên địa bàn tỉnh Bình Định có nhiều Trung tâm, Trường Trung cấp nghề, Trường Cao đẳng nghề với chỉ tiêu nhà nước giao cùng có chức năng đào tạo giống Trung tâm và có chế độ chính sách ưu tiên có các học viên nên đa số các học viên đều theo chọn học các Trường có uy tín này thay vì học tại các Trung tâm ít được quan tâm và biết đến.

Do cơ cấu ngành nghề của Trung tâm hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào các nhóm nghề nông nghiệp vì đa số học viên là đao động nông thôn. Nên chưa chú trọng hơn nữa với nhóm nghề phi nông nghiệp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hiện nay.

Bên cạnh đó Trung tâm vẫn chưa đến nhiều các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, hội nông dân, và các nhà máy để đặt vấn đề tuyên truyền, tư vấn sau

khi tốt nghiệp sẽ bố trí việc làm cho từng học viên giống như các Trường, Trung tâm khác đang áp dụng hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)