Thực trạng về công tác liên kết, phối hợp các lực lượng giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 87 - 88)

8. Đóng góp của Luận văn

2.4.7. Thực trạng về công tác liên kết, phối hợp các lực lượng giáo

trong đào tạo nghề

Liên kết, hợp tác ĐTN giữa Trung tâm với các Trường, cơ sở dạy nghề và các CSSX, DN có nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu, khả năng của các bên và không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của các bên trong cơ chế thị trường nhằm góp phần phát triển sự nghiệp đào tạo nhân lực cho đất nước, đồng thời mang lại lợi ích cho các bên.

Xuất phát từ sứ mệnh về mục tiêu ĐTN cho người lao động đạt trình độ sơ cấp, đồng thời liên kết ĐTN cũng là một trong mục tiêu quan trọng của Đề án thành lập trung tâm có lộ trình thực hiện định hướng đến 2017 để phát triển thành trường trung cấp nghề trọng điểm ở khu vực phía Nam tỉnh Bình Định. Việc triển khai công tác liên kết, phối hợp ĐTN ở các cấp trình độ từ trung cấp đến cao đẳng trên các lĩnh vực ngành nghề, Giám đốc trung tâm rất chú trọng là điều kiện thúc đẩy đội ngũ CB, GV phải tự giác vận động học tập sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trước mắt có thêm kinh nghiệm, hiểu biết, vừa có thêm nguồn thu để bổ sung nguồn tài chính của đơn vị. Trong năm 2014 - 2015, Trung tâm đã quyết liệt triển khai công tác tuyên truyền, tư vấn về nghề nghiệp trực tiếp và trên các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo lập được 3 lớp: 2 lớp trung cấp Công tác xã hội và 01 lớp cao đẳng Vận hành thiết bị chế biến dầu khí. Đây là tín hiệu

đầu tiên là đà cho sự phát triển của trung tâm trong thời gian đến.

Song, trong quá trình thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh do “cơ chế bằng cấp” còn có sự phân biệt giữa khái niệm cụm từ “trung học chuyên nghiệp, cao đẳng” với “trung cấp nghề, cao đẳng nghề”; đồng thời, cách nghĩ của các đơn vị tuyển dụng lao động cũng còn phân vân, có khoảng cách về từ “nghề” với không có từ “nghề” nhất là các DN có phần vốn Nhà nước. Từ đó, người lao động (có cả học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đã thôi học) phải tìm cách vào các trường chuyên nghiêp, cao đẳng khác, dẫn đến việc liên kết, hợp tác chưa được phát triển lên tầm cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)