Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 47)

8. Đóng góp của Luận văn

1.5.2. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Là sự cải tiến các tác động vào các khâu trong quá trình ĐTN nhằm thu được hiệu quả GD-ĐT và cũng chính là sự cải tiến hệ thống tổ hợp các biện pháp để tăng hiệu suất của mọi khâu trong quá trình ĐTN nhằm đạt kết quả cao nhất.

Do vậy, muốn nâng cao CLĐTN đòi hỏi cải tiến liên tục ở mọi khâu, mọi công đoạn, mọi thời gian đào tạo có liên quan tới người dạy, người học, đội ngũ CBQL, nhân viên phục vụ, điều kiện CSVC, trang thiết bị...

Tóm lại: Mặc dù khó có thể đưa ra được một định nghĩa về chất lượng trong GD nghề nghiệp để mọi người đều thừa nhận, song các nhà nghiên cứu cũng cố gắng tìm ra những cách tiếp cận phổ biến nhất. Cơ sở của các cách tiếp cận này xem chất lượng là một khái niệm mang tính tương đối, động, đa chiều và với những ở các cương vị khác nhau có thể có thể có những ưu tiên

khác nhau khi xem xét nó. Ví dụ, đối với GV dạy nghề và HV thì ưu tiên của khái niệm chất lượng phải là ở quá trình đào tạo, là CSVC, kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy và học tập. Còn đối với những người sử dụng lao động, ưu tiên về chất lượng của họ lại ở đầu ra, tức là ở trình độ, kiến thức, kỹ năng tay nghề, thái độ nghề nghiệp và năng lực làm việc của HV khi ra trường...Do vậy không thể nói tới chất lượng như một khái niệm nhất thể, chất lượng cần được xác định kèm theo với mục tiêu hay y nghĩa của nó, và ở khía cạnh này, một cơ sở ĐTN có thể có chất lượng cao ở một lĩnh vực này nhưng ở một lĩnh vực khác lại có thể có chất lượng thấp.

Điều này đặt ra yêu cầu phải xây dựng một hệ thống rõ ràng, mạch lạc các tiêu chí với những chỉ số được lượng hoá, nêu rõ các phươn g thức đảm bảo chất lượng và QL chất lượng sẽ được sử dụng trong và ngoài GD nghề nghiệp với xu hướng tiếp cận dần với chuẩn của khu vực và thế giới nhằm đưa GD nghề nghiệp Việt Nam hoà nhập với GD nghề nghiệp thế giới.

1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo nghề

1.6.1. Những yếu tố khách quan

- Xu thế toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế Quốc tế đem lại nhiều thời cơ vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho GD nghề nghiệp ở Việt Nam, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tích cực đổi mới về chiến lược và sách lược trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật và những đổi mới về tổ chức, QL sản xuất - dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực KT-XH và quá trình tăng cường hợp tác khu vực ASEAN, các nước trên thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu mới không chỉ về kinh tế mà cả về GD, đặc biệt là về cơ cấu và CLĐT nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nghề nghiệp nói riêng theo các chuẩn mực đào

tạo khu vực và quốc tế.

- Nhận thức về ĐTN của xã hội đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt, xã hội đã quý trọng tay nghề, người công nhân có kỹ thuật khả năng và cơ hội tìm kiếm việc làm dể dàng hơn, sức lao động đã được đề cao hơn.

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước, của địa phương, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực cho ĐTN, phải khai thác được thế mạnh và hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ, phối hợp chặc chẽ của các cấp chính quyền, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương. Hiệu quả công tác xã hội hoá GD-ĐT, dạy nghề.

- Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhành giữa các cá nhân, giữa các tổ chức đoàn thể trong trung tâm để tạo nên sự thống nhất chung, đoàn kết và tạo thành một bộ máy QL hoàn chỉnh hoạt động có hiệu quả, coi trọng vai trò tổ chức chuyên môn và Hội đồng sư phạm nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về CLĐTN.

- Yêu cầu mới đối với công tác QLĐTN nhằm mang lại hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đó là tăng nhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Do vậy, trong tình hình mới mỗi Trung tâm dạy nghề đều phải tự đánh giá chất lượng quá trình ĐTN để từ đó có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp nhằm làm cho kỹ năng tay nghề, khả năng chuyên môn ngang tầm với quốc tế và khu vực đó là nhanh chóng đưa Việt Nam nói chung và các cơ sở đào tạo nói riêng sớm hoà nhập, tiếp cận với sự phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch trong khu vực và trên thế giới.

1.6.2. Những yếu tố chủ quan

- Chất lượng nội dung, chương trình ĐTN cần theo hướng mềm hoá, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất, kinh doanh; xây dựng

chương trình dạy nghề theo Modul, đảm bảo tính liên thông giữa các trình độ ĐTN với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống GD quốc dân theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.

- Chất lượng dạy và học nghề cần theo hướng phát huy được năng lực, tính tự chủ và tính tích cực của mỗi cá nhân.

- Khả năng huy động nguồn vốn đầu tư cho các nguồn lực phục vụ quá trình ĐTN:

+ Cơ sở dạy nghề có thể tranh thủ nguồn vốn viện trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước; đẩy mạnh công tác xã hội hóa sự nghiệp dạy nghề bằng huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt từ các DN và mở rộng các hình thức liên kết đầu tư cho phát triển dạy nghề.

+ Cơ chế chính sách nhằm phát huy nội lực, thu hút các thành phần kinh tế, các đơn vị, cá nhân đầu tư.

+ Các nguồn lực để nâng cấp CSVC, kỹ thuật cho cơ sở, tập trung từng bước chuẩn hóa về diện tích, về phòng học, nhà xưởng, ký túc xá và trang thiết bị dạy, cần tập trung đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và ứng dụng công nghệ mới vào phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Hiệu quả công tác QL, kiểm tra, giám sát đảm bảo CLĐTN.

+ Chất lượng và sự phối hợp của hệ thống QL, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ CBQL các phòng, tổ bộ môn.

+ Năng lực công tác lập kế hoạch, dự báo nhu cầu nhân lực và vai trò điều tiết quy mô, cơ cấu đào tạo của Nhà nước.

+ Sự chủ động, tự chịu trách nhiệm và tích cực tham gia của các bộ phận trong cơ sở về công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng có ảnh hưởng rất lớn tới CLĐTN.

- Kết quả của quá trình đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mục tiêu đào tạo; thầy; trò; nội dung; hình thức tổ chức; điều kiện bên trong, bên

ngoài,...trong đó thầy và trò là hai nhân tố trung tâm trong quá trình đào tạo. Muốn có trò giỏi cần phải có thầy giỏi và ngược lại, thầy có giỏi mới có được trò giỏi. Thầy giáo là người quyết định trực tiếp chất lượng GD và người học là chủ thể của hoạt động học, vì thế chất lượng tuyển sinh đầu vào của HV rất quan trọng để nâng cao CLĐT.

- Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII của BCHTƯ Đảng đã khẳng định: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, tài". Vì lẽ đó, các Trung tâm dạy nghề phải quan tâm phát triển tài lực, nhân cách của người thầy giáo điều đó được thể hiện ở các mặt:

+ Người thầy phải đạt các chuẩn về kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, kiến thức liên quan và đặc biệt phải có trình độ kỹ năng tay nghề thành thạo.

+ Người thầy phải có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức sư phạm nghề nghiệp, có kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng thành thạo. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, số lượng trí thức của loài người tăng nhanh, kỹ thuật, vật liệu, công nghệ luôn vận động và đổi mới đòi hỏi mỗi nhà giáo phải thường xuyên cập nhật để học tập nếu không muốn mình bị lạc hậu; vì thế GV cần thường xuyên được cập nhật kiến thức mới, được tập huấn và đào tạo lại.

+ Chiến lược, kế hoạch xây dựng và phát triển ĐNGV - nhân tố quyết định thắng lợi của chiến lược phát triển trung tâm dạy nghề. GV dạy nghề cần được đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn; chú ý kịp thời bổ sung GV cho các nghề mới, cho CTĐT chất lượng cao. Từng bước chuẩn hóa ĐNGV; đảm bảo tỷ lệ trung bình giáo viên/học viên đạt 1/18; nâng dần tỷ lệ GV có trình độ sau đại học.

- Để QL tốt công tác ĐTN và có hiệu quả thì người CBQL cần phải am hiểu chuyên môn, kỹ thuật, nghề nghiệp theo các chuyên ngành đào tạo của trung tâm, đồng thời phải có kiến thức và năng lực QL nhất định đáp ứng được với các hoạt động đào tạo. Do vậy, người CBQL cần phải:

+ Tổ chức thực hiện tốt mục tiêu, CTĐTN của trung tâm.

+ Chịu trách nhiệm phối hợp các nguồn lực bảo đảm các mục tiêu đào tạo của trung tâm được thực hiện một cách chuẩn xác, khoa học, đúng kế hoạch.

+ Thường xuyên tìm cách tiếp thu vận dụng cái mới vào trong công tác QL đào tạo.

+ Quá trình thực hiện QL hoạt động ĐTN, khi triển khai phải làm tốt công tác hướng dẫn và kiểm tra giám sát chặt chẽ khi thực hiện.

- Với một trung tâm dạy nghề thì yếu tố CSVC, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo, phương tiện dạy học là rất quan trọng. Chất lượng thực tập tay nghề, chất lượng giảng dạy phụ thuộc phần lớn vào sự phù hợp của trang thiết bị dạy học, vật tư, vật liệu cung cấp cho học tập. Các yêu cầu về CSVC phục vụ ĐTN cần đạt được:

+ Có đủ thiết bị máy móc, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nguyên, nhiên vật liệu phù hợp cho quá trình đào tạo và đặc biệt các trang thiết bị, máy móc đầu tư mới nên theo hướng tiếp cận hiện đại, tiếp cận thực tế sản xuất hiện nay.

+ Thường xuyên đầu tư mua sắm trang thiết bị, sửa chữa và nâng cấp thiết bị, nhà xưởng, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện.

+ Cung cấp đầy đủ các tài liệu học tập, giáo trình, sách tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập nghề.

- Hiệu quả các biện pháp xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định đánh giá chất lượng dạy nghề theo công nghệ mới đảm bảo tính khách quan, hiện đại.

- Chất lượng công tác tổ chức liên kết, liên thông giữa các cơ sở đào tạo và CSSX cần phải kết hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản tại trung tâm với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại CSSX, kinh doanh.

Tiểu kết Chương 1

Nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập và tăng cường quan hệ hợp tác trong khu vực ASEAN, các nước trên thế giới. Do vậy, ĐTN cũng cần có những đổi mới để chuyển đổi theo định hướng thị trường trong QLĐTN là nâng cao CLĐTN đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Đây là một vấn đề bức thiết để thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, thực hành gắn với sản xuất và đào tạo gắn với sử dụng lao động.

Việc nghiên cứu lý luận để QL hoạt động ĐTN là hết sức cần thiết trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. QL hoạt động ĐTN bao gồm các yếu tố: QL mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình, hình thức tổ chức dạy - học, sự đáp ứng của CSVC, trang thiết bị, phương tiện, môi trường ĐTN, sự phù hợp của kiểm tra, đánh giá, tổ chức bộ máy ĐTN…Trong quá trình QL hoạt động ĐTN, các yếu tố trên luôn luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những tình huống QL, là một vấn đề phức tạp và rất đa dạng; nếu hạn chế được tố đa các yếu tố bất lợi, tiêu cực và phát huy được những yếu tố tích cực, có lợi cần căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tiễn của trung tâm cũng như của địa phương để có sự lựa chọn cho phù hợp trong quá trình thực hiện QL hoạt động ĐTN thì mới nâng cao được CLĐTN. Do vậy, nhà QL phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, xử lý các sai lệch để kịp thời điều chỉnh nhằm làm cho công tác GD, đào tạo và trung tâm phát triển liên tục.

Những vấn đề nghiên cứu lý luận được trình bày trong Chương 1 là cơ sở khoa học để tiến hành nghiên cứu thực trạng QL hoạt động ĐTN tại Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ở Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM

DẠY NGHỀ HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH ĐÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo tỉnh Bình Định và Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ Bình Định và Trung tâm Dạy nghề huyện Phù Mỹ

2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo tỉnh Bình Định

2.1.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội

Bình Định nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, là 1 trong 5 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, có diện tích tự nhiên là 6.039 km2; theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 1/4/2009 là 1.485.943 người; trong đó dân số khu vực nông thôn chiếm khoảng 72,2%, dân số khu vực thành thị chiếm khoảng 27,8%, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 83,3% (Nguồn số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định cung cấp).

Cơ cấu hành chính tỉnh Bình Định gồm 09 huyện; 01 thị xã An Nhơn và 01 thành phố Quy Nhơn. Bình Định bao gồm 159 xã và 33 phường, thị trấn, trong đó có 03 huyện miền núi, 41 xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, số hộ nghèo chiếm 6,62% tổng số hộ trong toàn tỉnh. Thành phố Quy Nhơn đã được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định theo Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ, dân số hơn 280.000 người.

Bình Định có vị trí địa lý kinh tế đặc biệt quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế, nằm ở trung điểm của trục giao thông đường sắt, đường bộ Bắc - Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan thông qua

Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Hiện nay, Bình Định đã và đang tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng theo quy hoạch 9 Khu công nghiệp với tổng diện tích là 1.761 ha, 37 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.519,37 ha, đặc biệt là Khu kinh tế Nhơn Hội (12.000 ha, trong đó có 1.300 ha khu công nghiệp); phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà tỉnh có lợi thế là công nghiệp chế biến lâm - nông - thuỷ sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, giày da, may mặc, cơ khí, cảng biển nước sâu, sản xuất lắp ráp đồ điện, điện tử, sản xuất điện, phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải, thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông....

Hàng năm, tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng khoảng 10,94%. Trong đó, Nông - Lâm - Thủy sản tăng 7,5%; Công nghiệp và Xây dựng tăng 16,85%; Dịch vụ tăng 10,2%. Quốc phòng, an ninh tiếp tục ổn định, trật tự an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)