8. Đóng góp của Luận văn
1.4.4. Quản lý hoạt động dạy và học nghề
- QL hoạt động giảng dạy của GV: là QL việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên (ĐNGV). Công tác giảng dạy chính là tổ chức quá trình nhận thức của người học, chất lượng giảng dạy là yếu tố quyết định đến chất lượng nhận thức của người học. Vì vậy, hoạt động giảng dạy là một trong hai hoạt động trọng tâm của trung tâm dạy nghề, đòi hỏi đầu tư phần lớn công sức, thời gian, trí tuệ của ĐNGV, đây là hoạt động mang hàm lượng chất xám cao. QL hoạt động giảng dạy của ĐNGV trong trung tâm dạy nghề là nhằm bảo đảm cho cán bộ giáo viên (CBGV) thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các nhiệm vụ: giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình quy định và kế hoạch được giao; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật; chấp hành nội quy, quy chế của trung tâm, tham gia các hoạt động chung của trung tâm và với địa phương nơi trung tâm đặt trụ sở; thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ gìn uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người học nghề; chịu sự giám sát của trung tâm về nội dung, chất lượng, PP giảng dạy; các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật [3].
liệu, giáo trình, đề cương bài giảng, giáo án, phương tiện, đồ dùng dạy học, các trang thiết bị kỹ thuật dạy thực hành, v.v…); tổ chức giảng dạy trên lớp (thực hiện các bước lên lớp, tổ chức quá trình nhận thức của HV); kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV. Các khâu này ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau đảm bảo hiệu quả cao nhất của hoạt động giảng dạy.
- Quản lý hoạt động học nghề: là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người học nghề trong quá trình đào tạo.
Người học nghề ở trung tâm dạy nghề có nhiệm vụ: học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch đào tạo của trung tâm; tôn trọng GV, cán bộ (CB) và nhân viên, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, thực hiện quy chế, nội quy của trung tâm, chấp hành pháp luật của Nhà nước; đóng học phí theo quy định; tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường; giữ gìn, bảo vệ tài sản của trung tâm, của cơ sở sản xuất (CSSX) nơi thực hành, thực tập; tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động; thực hiện nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo quy định của pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh, tham gia xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của trung tâm [3].
Hoạt động học có vị trí hết sức quan trọng, hoạt động học giúp người học lĩnh hội được trí thức khoa học, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
Căn cứ tình hình thực tế của trung tâm, lãnh đạo trung tâm lập kế hoạch theo dõi, tìm hiểu để nắm bắt được động cơ học tập, trên cơ sở những hiểu biết tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như những biến đổi nhân cách nghề nghiệp của người học nghề nói chung và của từng HV. Từ đó, theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích HV phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả tốt nhất trong quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, đạt được
mục tiêu đào tạo đề ra.