Chất lượng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 45 - 47)

8. Đóng góp của Luận văn

1.5.1. Chất lượng đào tạo nghề

Một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quy hiếm và đắt tiền. Nó nổi tiếng và tôn vinh thêm cho người sở hữu nó.

Còn nếu xét chất lượng về một khoá học nghề cụ thể thì chất lượng sẽ được xem xét trên góc độ là khối lượng, kiến thức, kỹ năng mà khoá học đã cung cấp, mức độ nắm, sử dụng các kiến thức và kỹ năng của HV sau khoá học v.v...

Chất lượng là hiệu quả của việc đạt mục đích của cơ sở dạy nghề, một cơ sở dạy nghề có chất lượng cao là cơ sở đó tuyên bố rõ ràng sứ mạng (mục đích) của mình và đạt được mục đích đó một cách hiệu quả và hiệu suất nhất. Theo cách tiếp cận này, cho phép các cơ sở dạy nghề tự quyết

định các tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu đào tạo của mình. Thông qua kiểm tra, thanh tra chất lượng của các tổ chức hữu quan sẽ xem xét, đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở đó có khả năng hoàn thành sứ mạng một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhất không.

Mô hình này rất quan trọng đối với các Trung tâm dạy nghề có nguồn lục hạn chế, giúp các nhà QL có được cơ chế sử dụng hợp ly, an toàn những nguồn lực của mình đạt tới mục tiêu đã định từ trước một cách hiệu quả nhất.

Theo tác giả Nguyễn Thị Tính: “Chất lượng GD-ĐT được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình GD- ĐT;…Chất lượng là kết quả của quá trình GD-ĐT được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình GD-ĐT theo các ngành nghề cụ thể ” [19, tr.24].

CLĐT được hiểu là một tiêu thức phản ảnh các mức độ của kết quả hoạt động GD và hoạt động đào tạo có tính liên tục từ khởi đầu quá trình ĐTN đến kết thúc quá trình đó. CLĐTN không được xem ở khâu cuối cùng, ở kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo.

Theo ly thuyết điều khiển học nếu xem CLĐT là "đầu ra" thì "đầu ra" không tách khỏi được "đầu vào" mà nó được nằm trong một hệ thống với khâu giữa là quá trình đào tạo (hoạt động dạy và học) của thầy và trò.

Khái niệm CLĐTN liên quan chặt chẽ với khái niệm hiệu quả đào tạo, nói đến hiệu quả đào tạo là nói đến các mục tiêu đã đạt ở mức độ nào, sự đáp ứng kịp thời các yêu cầu của Trung tâm và sự chi phí tiền của, sức lực, thời gian sao cho ít nhất nhưng đem lại hiệu quả nhất. Vì thế, CLĐTN có thể xem là giá trị sản phẩm mà quá trình dạy học - GD mang lại lợi ích cho xã hội, trung tâm dạy nghề, gia đình và HV. Trong điều kiện nền kinh tế

nhiều thành phần hiện nay, CLĐTN là một khái niệm tương đối, nó phụ thuộc vào yêu cầu khách quan của người sử dụng lao động chứ không do ý chí của người làm công tác đào tạo quy định.

CLĐTN chịu tác động bởi rất nhiều khâu nhưng trong đó có các khâu quan trọng nhất đó là: QL mục tiêu, nội dung, chương trình; Những vấn đề QL, cơ chế QL, các quy chế, cách thức kiểm tra đánh giá CLĐT; ĐNGV, CBQL dạy nghề; Tập thể HV học nghề; CSVC, các nguồn lực và tài chính phục vụ ĐTN; Chế độ sử dụng và đãi ngộ đối với người được ĐTN.

Mức độ tác động của các khâu nói trên không giống nhau. Vì vậy, để nâng cao CLĐTN cần phải tìm các biện pháp QL tốt trong các khâu đó.

Để đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động ĐTN, có nhiều việc phải làm, song việc trước hết cần nâng cao nhận thức về công tác ĐTN, đồng thời đổi mới mạnh mẽ công tác hoạt động trọng tâm trong ĐTN thực hiện góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)