8. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề
nghiệp tại trường Cao đẳng dạy nghề
1.3.1. Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng dạy nghề tại trường Cao đẳng dạy nghề
Chất lượng giáo dục nói cho cùng gắn liền với chất lượng đội ngũ. Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự phát triển kinh tế tri thức, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ và toàn diện đối với đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của xã hội. Khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng cũng ngày càng được rút ngắn. Con người được coi là trung tâm của sự phát triển. Một xã hội dựa vào sức mạnh của tri thức, bắt nguồn từ sự khai thác tiềm năng của con người, lấy việc phát huy nguồn lực của con người làm nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Những đặc trưng trên dẫn đến yêu cầu mới về nhiệm vụ cho giáo dục như không những chỉ trang bị kiến thức mà phải chăm lo hình thành đội ngũ GV có khả năng thích ứng, để góp phần xây dựng mái nhà chung của thế giới, ngăn chặn hiểm họa, nhằm phát triển xã hội bền vững và ổn định. Quá trình dạy học đòi hỏi người GV phải bồi dưỡng thường xuyên để tránh bị lạc hậu trước những biến đổi không ngừng của xã hội. Đặc biệt việc bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định của nhà nước.
Bồi dưỡng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng dạy nghề là bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, hoàn thiện năng lực sư phạm, năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao nhận thức, trang bị, bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Bất cứ loại hình bồi dưỡng nào cũng không ngoài mục tiêu là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV, nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng dạy nghề có ý nghĩa quan trọng và trang bị tiếp những kiến thức đã được đào tạo trước đây chưa hoàn chỉnh nay bồi dưỡng tiếp nhằm đạt chuẩn một trình độ nhất định. Vì vậy, nội dung bồi dưỡng phải đa dạng và phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và hình thức của các loại hình bồi dưỡng cụ thể như:
Bồi dưỡng chuẩn hóa - bồi dưỡng để đạt trình độ chuẩn theo qui định. Bồi dưỡng trên chuẩn - bồi dưỡng nâng cao để đạt trình độ trên chuẩn. Bồi dưỡng thường xuyên - bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vu, năng lực sư phạm...
Bồi dưỡng mới chương trình giáo trình các nghề, dạy theo chương trình, giáo trình mới.
Bồi dưỡng chuẩn ngạch - bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, tin học… đáp ứng tiêu chuẩn ngạch GV giảng dạy trình độ Cao đẳng dạy nghề, trung cấp dạy nghề, sơ cấp dạy nghề.