8. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu
Quá trình khảo sát có sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: quan sát, đàm thoại, điều tra bằng bảng hỏi... Trong đó điều tra bằng bảng hỏi được xem là phương pháp cơ bản.
Chúng tôi thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra đối với các khách thể: CBQL; GV (phụ lục 1); Phiếu khảo nghiệm (phụ lục 2).
- Phương thức xử lý số liệu
Sau khi thu thập số liệu đã phát, chúng tôi tiến hành loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu và thu được 180 phiếu.
-Công cụ để xử lý số liệu trong nghiên cứu thực trạng của luận văn này là
phương pháp tính phân trăm theo công thức:
Trong đó:
- a là số lượng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt được của mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá.
- b tổng số phiếu được phát ra.
Và phương pháp tính giá trị trung bình có trọng số theo công thức:
j X = n i i n i i f x f i 1 1 Trong đó: - j là tiêu chí cần đánh giá;
- x1, x2,..., xn các mức độ được đánh giá đối với một tiêu chí cần đánh giá (có n mức độ được đánh giá, trong trường hợp này n = 3);
- f1, f2,...,fn là số lượng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt được của mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá (x1, x2,..., xn ); Xj là giá trị trung bình.
Phiếu khảo sát được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn và mức điểm tương ứng:
Rất quan trọng (tốt, ảnh hưởng nhiều, rất phù hợp, thường xuyên, rất cần thiết) = 3 điểm
Quan trọng (đạt, ảnh hưởng, phù hợp, đôi khi, cần thiết) = 2 điểm
Không quan trọng (chưa đạt, không ảnh hưởng, không phù hợp, không sử dụng, không thực hiện, không cần thiết) = 1 điểm
Dựa trên điểm số thu được của mỗi nội dung, tính điểm trung bình cho từng nội dung đó. Giá trị khoảng cách giữa các mức được tính theo phương án: (3-1)/3 = 0,67, ý nghĩa như sau:
từ 1-1,67: mức thấp
từ 1,68 - 2,34: mức trung bình từ 2,35 - 3,00: mức cao
Để thăm dò nhận thức của CBQL, GV nhà trường về nội dung nghiên cứu, tác giả luận văn đã phát phiếu khảo sát theo mẫu (phụ lục).
Tổng số phiếu điều tra: 180 phiếu
Trong đó: CBQL: 36 phiếu, GV: 144 phiếu.