8. Cấu trúc của luận văn
2.5.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn
nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam
Để khảo sát về thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát với câu hỏi số 6 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:
Bảng 2.10. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than -
Khoáng sản Việt Nam
TT Nội dung
Ý kiến đánh giá
Xếp hạng Thường
xuyên Đôi khi Không thực
hiện
SL % SL % SL %
1
Sắp xếp, bố trí các nguồn lực (kinh phí, thời gian, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị…) phục vụ công tác bồi dưỡng GV
109 60,6 56 31,1 15 8,3 2,52 2
2
Cử GV tham gia đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn và nâng chuẩn
0 0 72 40,0 108 60,0 1,40 7
3
Sắp xếp, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia tập huấn, bồi dưỡng,
TT Nội dung
Ý kiến đánh giá
Xếp hạng Thường
xuyên Đôi khi Không thực
hiện
SL % SL % SL %
hội thảo theo kế hoạch do Sở, Nhà trường tổ chức
4
Phân công, giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho cá nhân, bộ phận, đoàn thể tham gia công tác bồi dưỡng GV
128 71,1 52 28,9 0 0 2,71 1
5
Lựa chọn, bố trí GV có chuyên môn vững, giỏi về phương pháp, giàu kinh nghiệm thực tế, nhiệt huyết làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng GV
21 11,7 96 53,3 63 35,0 1,77 4
6
Xây dựng cơ chế phối hợp đồng thời triển khai phối hợp các lực lượng, bộ phận trong quá trình bồi dưỡng GV 0 0 96 53,3 84 46,7 1,53 6 7 Tổ chức cho GV được tham quan, giao lưu, nghiên cứu học tập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp
35 19,4 124 68,9 21 11,7 2,08 3
Nhận xét bảng 2.10:
Căn cứ vào điểm trung bình chung của nhóm, ta nhận thấy thực trạng tổ chức bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng Than Khoáng sản Việt nam được đánh giá ở mức trung bình ( = 1,97). Tuy nhiên các nội dung được đánh giá không đồng đều; Trong đó, có 02 nội dung được đánh giá ở mức cao là nội dung “phân công, giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho cá nhân, bộ phận, đoàn thể tham gia công tác bồi dưỡng GV” và “sắp xếp, bố trí các nguồn lực (kinh phí, thời gian, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị…) phục vụ công tác bồi dưỡng GV” với điểm trung bình lần lượt là = 2,71; = 2,52; CBQL, GV lựa chọn mức độ thường xuyên và rất thường xuyên đạt tỉ lệ trên 90%.
Có 3 nội dung “tổ chức cho GV được tham quan, giao lưu, nghiên cứu học tập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp”; “lựa chọn, bố trí GV có chuyên môn vững, giỏi về phương pháp, giàu kinh nghiệm thực tế, nhiệt huyết làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng GV” và “sắp xếp, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo theo kế hoạch do Sở, Nhà trường tổ chức” được đánh giá ở mức trung bình lần lượt với = 2,08, = 1,77;
= 1,76.
Bên cạnh đó có 2 nội dung được đánh giá thấp là “xây dựng cơ chế phối hợp đồng thời triển khai phối hợp các lực lượng, bộ phận trong quá trình bồi dưỡng GV” và “cử GV tham gia đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn và nâng chuẩn”; số ý kiến lựa chọn không thường xuyên khá cao, với tỉ lệ phần trăm lần lượt là: 46,7 % và 60% .
Để tìm hiểu về nguyên nhân này, chúng tôi đã trò chuyện trực tiếp với một số CBQL và GV trong Trường. Đồng chí N.X.H - CBQL nhà trường cho biết "Nhà trường là đơn vị độc lập về tài chính, tự thu tự chi; Nhà trường quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia bồi dưỡng; Tuy nhiên, việc tổ chức các lớp cho GV phần lớp phụ thuộc nhu cầu doanh nghiệp, thị trường; GV nhà trường phải kiêm nhiệm công việc đáp ứng nhu cầu và bị động trong việc tiếp
nhận các lớp, do vậy dẫn đến việc chưa chủ động trong việc sắp xếp, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho GV tham gia tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo theo kế hoạch do Sở, Nhà trường tổ chức; Mặt khác một số GV giỏi vững tay nghề đã nghỉ hưởng chế độ thay vào đó là đội ngũ GV mới cần phải học hỏi thật chuyên sâu mới đáp ứng công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng phần lớn GV còn e ngại, dẫn đến việc sắp xếp, lựa chọn, cử GV tham gia đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn và nâng chuẩn để bồi dưỡng còn hạn chế”.