8. Cấu trúc của luận văn
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn
chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam
Để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9 (phụ lục 1), kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam
TT Nội dung Ý kiến đánh giá (n = 180) Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Không ảnh hưởng
1 Nhu cầu ngành, nghề của xã hội 119 61 0 2,66
2 Nhận thức của cán bộ quản lý, GV về ý nghĩa của công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản
114 42 24 2,50
3 Năng lực của CBQL tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam
53 127 0 2,29
4 Nội dung, chương trình và phương pháp, hình thức bồi dưỡng
124 56 0 2,69
5 Tính tích cực, chủ động trong học tập của GV
81 76 23 2,32
6 Sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đối với khoa, tổ môn, GV.
135 45 0 2,75
Trung bình chung 2,54
Nhận xét bảng 2.13:
Điểm trung bình chung của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức bồi dưỡng bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam được đánh giá ở mức cao với = 2,54. Trong đó, nhóm các yếu tố được đánh giá ở mức cao xếp thứ nhất là yếu tố: “sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đối với Khoa, tổ môn, GV “ với điểm lần lượt = 2,75; = 2,66 ; = 2,50 xếp thứ 2 là yếu tố “nội dung, chương trình và phương pháp bồi
dưỡng” với = 2,69; xếp thứ 3 là yếu tố: “nhu cầu ngành, nghề của xã hội” với = 2,66; Xếp thứ 4 là yếu tố “nhận thức của cán bộ quản lý, GV về ý nghĩa của công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản” với = 2,32;
Có 2 yếu tố được đánh giá có độ ảnh hưởng trung bình đó là yếu tố: “tính tích cực, chủ động trong học tập của GV” và “năng lực của CBQL tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam”. Đối chiếu với thực trạng và quan sát, kết quả ở bảng trên là tương đối phù hợp.
Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đối với Khoa, tổ môn, GV là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất. Ngoài ra có thể kể đến các yếu tố khác.
Kết quả này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu:
Về phía GV: Một bộ phận GV thiếu quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng, gặp khó khăn trong việc xác định nội dung, phương pháp bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của bản thân và đáp ứng đòi hỏi của công việc. Một số GV chưa chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, ngại tham gia bồi dưỡng nên mang tâm lý ỷ lại, phó mặc cho nhà trường, xây dựng chương trình còn đợi quyền lợi vật chất. Ngoài thời gian dạy học, hoàn thiện hồ sơ chuyên môn. Một số GV do sức khỏe hạn chế, lớn tuổi, thói quen đã ăn sâu nên khá e ngại và gặp khó khăn khi tiếp cận cái mới hay những thay đổi thường xuyên, liên tục trong công việc.
Về phía nhà trường:
Qua trao đổi với CBQL và GV một số phân hiệu trung tâm trong trường, có ý kiến cho rằng hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng GV còn hạn chế là do Lãnh đạo chưa thực sự quan tâm; tình trạng CBQL chưa thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý, từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng GV. Một số CBQL chưa thể hiện vai trò và quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng GV hoặc để cho cấp dưới tự thực hiện, do vậy hiệu quả quản lý chưa cao và mang tính hình thức.
Ngoài những lý do trên, một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp như:
-Cơ chế quản lý: mặc dù theo quy định, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trong đó hiệu trưởng trường được trao quyền tự chủ nhưng trên thực tế sự phân cấp quản lý chưa thật sự minh bạch, rõ ràng, thông suốt nên còn tình trạng CBQL cấp cơ sở vẫn còn tâm lý e ngại, chờ hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên chứ chưa mạnh dạn, chủ động trong quá trình quản lý. CBQL chưa thể hiện sự cho phép GV tham gia rộng rãi vào xây dựng nội dung chương trình, để từ đó xác định nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp. Chế độ chính sách đối với cán bộ, GV còn hạn chế, chưa thật sự tạo động lực làm việc cho đội ngũ này do đó ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà trường và quản lý công tác bồi dưỡng GV.
- Điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng GV: Được thường xuyên tu sửa, bổ sung trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện từ nhiều nguồn khác nhau nhưng còn thiếu đồng bộ, không theo kế hoạch, nhu cầu thực tế nên hiệu quả sử dụng không cao, lãng phí.
- Các yếu tố khách quan khác: dư luận xã hội gần đây thể hiện sự chưa hoàn toàn tin tưởng đối với giáo dục nghề nghiệp. Nhu cầu thực tế của xã hội về ngành nghề luôn biến động và vẫn cao hơn khả năng đáp ứng và cung cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho nên CBQL các trường/cơ sở giáo dục khó có thể chủ động xây dựng kế hoạch dài hạn để phát triển nhà trường và phát triển đội ngũ GV.
- Khả năng cung cấp tài chính chưa tương xứng, quỹ thời gian hạn chế trong khi đó công việc của GV tương đối nhiều, gây áp lực không nhỏ đến quản lý công tác bồi dưỡng và kết quả bồi dưỡng GV.
- Một số chương trình bồi dưỡng do Sở LĐTB&XH tổ chức còn nặng về lý thuyết, hướng dẫn chung chung, quan tâm nhiều đến số lượng các lần bồi dưỡng.
- Các nguyên nhân thuộc về vai trò lãnh đạo, tạo động lực của CBQL trường chưa đủ sức thuyết phục, còn thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên, áp lực
về thành tích, quản lý hành chính, do vậy GV cảm thấy nặng nề, ép buộc thực hiện hơn là tự nguyện, tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng.
Thực trạng trên đòi hỏi đội ngũ GV cần được bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học, giáo dục HSSV để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Hiệu trưởng phải tiến hành tác động cần thiết để quản lý công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp, chú ý đến tính chất đặc thù, và điều kiện làm việc, học tập, bồi dưỡng GV của trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời khắc phục hạn chế về chất lượng giáo dục tại Nhà trường, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, trong đó quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam là một trong những vấn đề cấp thiết cần được thực hiện thường xuyên và liên tục. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này nhằm đề xuất giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp và có tính khả thi cao.