8. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp
dưỡng thành các công việc, nhiệm vụ rõ ràng:
- Sắp xếp, bố trí các nguồn lực (kinh phí, thời gian, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị…) phục vụ công tác bồi dưỡng GV.
- Cử GV tham gia đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn và nâng chuẩn.
- Sắp xếp, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo theo kế hoạch do Sở, Nhà trường tổ chức.
- Phân công, giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho cá nhân, bộ phận, đoàn thể tham gia công tác bồi dưỡng GV.
- Lựa chọn, bố trí GV có chuyên môn vững, giỏi về phương pháp, giàu kinh nghiệm thực tế, nhiệt huyết làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng GV.
- Xây dựng cơ chế phối hợp đồng thời triển khai phối hợp các lực lượng, bộ phận trong quá trình bồi dưỡng GV.
- Tổ chức triển khai các công việc cụ thể theo đúng dự kiến trong bản kế hoạch về thời gian, nguồn lực, cơ chế quán lý, phối hợp hoạt đọng trong quá trình bồi dưỡng.
- Tổ chức cho GV được tham quan, giao lưu, nghiên cứu học tập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp.
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường Cao đẳng dạy nghề trường Cao đẳng dạy nghề
Chỉ đạo chức năng được thể hiện rõ trong nội dung của khái niệm quản lý. Sau khi lập kế hoạch và cơ cấu bộ máy, khâu vận hành, điều khiển hệ thống là cốt lõi của chức năng chỉ đạo. Nội dung của chức năng này là liên kết các thành
viên trong tổ chức, tập hợp động viên họ nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, để đạt được mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng GV. Nó kết nối, thẩm thấu và đan xen vào hai nội dung lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của quản lý hoạt dộng bồi dưỡng GV.
Chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động bồi dưỡng nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả. Thực chất của chức năng chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của Nhà trường tới GV tham gia lớp bồi dưỡng nhằm biến những yếu tố chung của việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng thành nhu cầu tự bồi dưỡng, trau dồi, rèn luyện, hành vi tự bồi dưỡng của mỗi GV.
Chức năng chỉ đạo là chức năng quan trọng và cần thiết cho việc thực hiện hoá các mục tiêu bồi dưỡng, do đó trong chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng phải quán triệt phương châm nâng cao nhận thức cho GV trong các hoạt động bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp. Trong hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp cần thực hiện các nội dung sau:
- Chỉ đạo phát huy vai trò của GV, tổ chuyên môn và các cấp quản lý nhà trường trong công tác bồi dưỡng GV.
- Chỉ đạo GV, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV dựa trên kế hoạch của Nhà trường.
- Chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng theo kế hoạch.
- Chỉ đạo tổ chức diễn đàn, câu lạc bộ, hội thảo… cho GV trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm (tại trường, mạng internet, các phương tiện truyền thông khác)
- Chỉ đạo việc khích lệ, động viên GV tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng. - Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng. - Chỉ đạo xây dựng môi trường lành mạnh, hợp tác, tạo động lực cho GV tích cực tham gia bồi dưỡng.